Đề số 72 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử


Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 72 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Nhiệm vụ cách mạng từng miền được xác định sau Hiệp định Giơnevơ (1954) là

A. Giải phóng hoàn hoàn miền Nam thống nhất đất nước.

B. Tiến hành kháng chiến chống chế độ thực dân mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.

C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

D. Đẩy mạnh đấu tranh đòi thi hành Hiệp định ở hai miền Nam – Bắc.

Câu 2. Cho bảng dữ liệu sau:

I (Thời gian)

II (Sự kiện)

1.Tháng 3 – 1929

a. Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập.

2.Tháng 5 – 1929

b. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện.

3.Tháng 6 - 1929

c. Đại hội lần thứ nhất của HộiViệt Nam cách mạng thanh niên.

Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian ơ cột I với sự kiện ở cột II.

A. 1a – 2c – 3b.

C. 1a – 2b – 3C.

B. 1b – 2c – 3A.

D. 1c – 2b – 3A.

Câu 3. Mục tiêu nào sau đây không phải của chính phủ Mĩ trong chiến lược toàn cầu ngay sau năm 1945?

A. Khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh.

B. Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.

C. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?

A. Có sự hậu thuẫn đắc lực của giai cấp tư sản dân tộc.

B. Thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản.

C. Khi bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài.

D. Triều đình phong kiến Việt Nam đã ngả theo hướng quân chủ lập hiến.

Câu 5. Năm 1945, sự kiện nào đã tạo thời cơ cho các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh giành độc lập?

A. Hồng quân Liên Xô tiến công quân Nhật ở Mãn Châu (Trung Quốc).

B. Mĩ bất ngờ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma rồi Na-ga-xa-ki của Nhật Bản.

C. Quân Đồng minh tiến vào Đông Nam Á giải giáp quân Nhật.

D. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.

Câu 6. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?

A. Kết hợp phong kiến và đế quốc.

C. Kết hợp phong kiến và tư sản.

B. Tư bản chủ nghĩa.

D. Phong kiến.

Câu 7. Đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

B. khoa học – công nghệ dan xen chạy đua vũ trang.

C. tỉ trọng của nền kinh tế Mĩ trong nền kinh tế thế giới giảm sút nhiều.

D. phát triển xen kẽ những đợt suy thoái ngắn.

Câu 8. Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới những năm 30 so với những năm 20 của thế kỉ XX là

A. đoàn kết vô sản quốc tế.

C. Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước.

B. phương pháp đấu tranh thay đổi.

D. Chính đảng tư sản lãnh đạo.

Câu 9. Điểm mới trong hình thức đấu tranh ở khu vực Mĩ Latinh so với châu Phi trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị.

C. sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường.

B. công khai bí mật với nửa công khai.

D. kết hợp bãi công, nổi dậy.

Câu 10. Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925 là

A. truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam.

B. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: cách mạng vô sản.

C. chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự thành lập Đảng.

D. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 11. Âm mưu cơ bản của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là

A. “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp những người yêu nước.

B. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

C. dồn dân, lập ấp chiến lược nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng.

D. “dùng người Việt đánh người Việt”.

Câu 12. Ý nghĩa cơ bản nhất mà quân dân ta đạt được qua chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 là

A. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.

B. bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

C. tiêu diệt nhiều lực lượng sinh lực địch.

D. làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 13. Cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi ngoài giành độc lập dân tộc còn vì mục tiêu nào nữa?

A. Đòi thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ.

C. Quyền sống của con người.

B. Đòi tự do tôn giáo.

D. Quyền bình đẳng giới, quyền tự do dân chủ.

Câu 14. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nào ở Đông Bắc Á không bị chủ nghĩa thực dân nô dịch?

A. Hàn Quốc.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. CHDCND Triều Tiên.

Câu 15. Sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam?

A. thay thế Pháp biến miền Nam thành bàn đạp chủ yếu của Chiến tranh lạnh.

B. lập Bộ chỉ huy quân sự (MACV) trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

C. xây dựng hệ thống “ấp chiến lược” đẩy mạnh bình định miền Nam.

D. dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.

Câu 16. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập (1947), không phải là lí do

A. hành động xâm lược của phe phát xít đã thúc đẩy các quốc gia phối hợp với nhau.

B. việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến.

C. cuộc chiến tranh giữa nước của Liên Xô cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng.

D. chủ nghĩa phát xít liên tiếp thất bại ở hầu khắp các mặt trận trên thế giới.

Câu 17. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian.

1. Dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

2. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

3. Đọc Bản Sơ thảo luận cượng của Lê-nin.

4. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập.

A. 1, 2, 3, 4.                          B. 2, 3, 1, 4.

C. 3, 2, 1, 4.                          D. 2, 1, 3, 4.

Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới thế kỉ XX là gì?

A. Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng nhượng bộ phát xít.

C. khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

B. mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.

D. âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức.

Câu 19. Từ ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), sự kiện nào được coi là điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX?

A. làm nảy sinh lực lượng xã hội mới.

B. mâu thuẫn xã hội gay gắt.

C. sự chuyển biến vê kinh tế, xã hội.

D. giai cấp công nhân ra đời.

Câu 20. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng dất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam?

A. 1936 – 1939.

B. 1930 – 1931.

C. 1939 – 1945.

D. 1945 – 1946.

Câu 21. Mục tiêu căn bản của ta khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là

A. tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

B. củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

C. làm phá sản kế hoạch Nava.

D. giành quyền chủ động trên chiến trường chính.

Câu 22. Trong thời kì 1954 – 1965, thắng lợi nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

C. trận Ấp Bắc (Mĩ Tho).

B. cuộc đấu tranh phá “ấp chiến lược”.

D. cao trào “Đồng khởi”.

Câu 23. Sư kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc chính thức hoàn thành?

A. Cuộc chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi.

B. Cuộc nội chiến thất bại, lực lượng Quốc dân đảng phải rút chạy từ Đài Loan.

C. Cuộc nội chiến kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

D. Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.

Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động đến quan hệ quốc tế thông qua sự kiện nào?

A. Hình thành trật tự hai cực Ianta.

C. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh giành được độc lập.

B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.

D. Hình thành hệ thống Vecxai – Oasinhtơn.

Câu 25. Cuộc “cách mạng chất xám” có ý nghĩa như thế nào đối với Ấn Độ?

A. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.

B. Đứng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.

C. Khẳng định vị thế về sức mạnh hạt nhân của Ấn Độ.

D. Đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mêm lớn nhất thế giới.

Câu 26. Nội dung nào sau đây là chủ trương của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954?

A. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.

B. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954.

C. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.

D. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.

Câu 27. Định ước Henxiki năm 1975 được kí giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canada nhằm tạo nên một cơ chế

A. khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia.

B. giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

C. trao đổi hợp tác, phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật.

D. giải quyết vấn đề xung đột, tranh chấp ở châu lục này.

Câu 28. Đâu không phải là ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)?

A. Khai thông biên giới Việt – Trung.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

C. Tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.

Câu 29. Đâu không phải là âm mưu của Mĩ khi kí với thực dân Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”?

A. Giúp thực dân Pháp thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.

B. Mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.

C. Giúp thực dân Pháp tiếp tục theo đuổi chiến tranh.

D. Từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

Câu 30. Tháng 8/1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” với mục đích

A. nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba.

B. đối phó với phong trào giải phóng dân tộc.

C. ngăn chặn nguy cơ thật bại ở miền Nam (Việt Nam).

D. ngăn chặn sự lớn mạnh của Mĩ Latinh.

Câu 31. Nội dung nào trong Hiệp định Giơnevơ (1954) thể hiện thắng lợi nhất của ta?

A. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do.

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

C. Các bên thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực.

D. Các bên thực hiện ngừng bắn.

Câu 32. Từ chiến dịch Việt Bắc (1947) đến chiến dịch Biên giới (1950) được coi là một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp vì

A. làm cho Pháp chuyển sang đánh lâu dài với ta.

B. ta giành được thế chủ động trên chiến trướng chính Bắc Bộ.

C. âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại.

D. tạo cơ sở cho ta kết thúc sớm cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu 33. Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến độc lập Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Hơn 90% dân số không biết chữ.

B. Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành.

C. Các thế lực đế quốc và phản động bao vậy, chống phá.

D. Chính quyền cách mạng non trẻ.

Câu 34. Nguyên nhân căn bản nhất đưa kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. lợi dụng chiến tranh làm giàu.

B. các chính sách biện pháp điều tiết của Nhà nước.

C. nhờ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.

D. có lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú.

Câu 35. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX là

A. kinh tế kết hợp chính trị.

C. kinh tế kết hợp bao động vũ trang.

B. đòi quyền lợi kinh tế.

D. kinh tế, chính trị và vũ trang.

Câu 36. Nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến thắng lợi Cách mạng tháng Tám (1945) là

A. sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

C. do sự linh hoạt, sáng tạo, ý chí ddaonf kết yêu nước của nhân dân ta.

D. do sự bùng nổ, phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 37. Tác dụng lớn nhất của cuôc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947 là:

A. Bảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ rút về chiến khu an toàn.

B. Bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực Pháp.

C. Giam chân địch ở các đô thị.

D. Tiêu hao được nhiều sinh lực địch.

Câu 38. Đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2/1951) đánh dấu bước ngoặt gì mới với Đảng ta?

A. Các nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với ta.

B. Đổi tên và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

C. Thống nhất các mặt trận.

D. Thành lập các chính đảng cộng sản riêng ở từng nước.

Câu 39. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian.

1. Nước Cộng hòa Ai Cập thành lập.

2. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

3. Nhân dân Angiêri giành được thắng lợi.

4. Bản Hiến pháp đã chính thức xó bỏ chế độ Apácthai.

A. 1, 2, 3, 4.                     B. 3, 1, 2, 4.

C. 1, 3, 2, 4.                     D. 2, 1, 3, 4.

Câu 40. Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng đến nhân dân, tại Đại hội Đảng (2/1951) cho xuất bản báo

A. Đại đoàn kết.

B. Tiền phong

C. Nhân dân.

D. Thanh niên.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

B

B

D

D

6

7

8

9

10

D

D

C

A

B

11

12

13

14

15

D

D

C

C

D

16

17

18

19

20

D

C

B

A

B

21

22

23

24

25

A

D

C

A

D

26

27

28

29

30

C

B

A

A

A

31

32

33

34

35

B

B

C

C

B

36

37

38

39

40

A

A

B

A

C

Loigiaihay.com

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí