Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1: “Qua phong trào Đồng Khởi, tính đến cuối năm 1960, lực lượng cách mạng đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 2200/5721 thôn ở Tây Nguyên”.
Đoạn tư liệu trên cho thấy
A. phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân của Mĩ, làm lung lay tận gốc rễ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
B. phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. khí thế cách mạng sục sôi, tinh thần quả cảm của quân dân miền Nam Việt Nam trong phong trào “Đồng khởi”.
D. sự tàn bạo của quân đội Sài Gòn trong việc đối phó với phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?
A. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ Mãn Thanh.
C. Tấn công tô giới của các đế quốc.
D. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.
Câu 3: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (năm 1858), nội dung nào không phản ánh đúng hậu quả thực hiện chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn?
A. Tất cả giáo dân nổi dậy phản đối triều đình.
C. Tạo ra những mâu thuẫn xã hội.
B. Làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
D. Gây bất lợi cho cuộc kháng chiến sau này.
Câu 4: Sự kiện nào có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1945 đến năm 1950?
A. Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (2-1947).
B. Ấn Độ tuyên bố độc lập và trở thành nước cộng hòa.
C. Thực dân Anh thực hiện phương án Mao-bát-tơn.
D. Nê-ru trở thành người lãnh đạo Đảng Quốc đại.
Câu 5: Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (18 và 19-12-1946) đã quyết định vấn đề quan trọng gì?
A. Phát động toàn quốc kháng chiến.
B. Quyết định kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
C. Quyết định ủng hộ nhân dân miền Nam kháng chiến chống Pháp.
D. Hòa hoãn với Pháp để kí Hiệp định Phông-ten-nơ-blô.
Câu 6: Những thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
A. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1945.
B. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1945.
C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954.
Câu 7: So với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nét mới trong phong trào của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) là gì?
A. Đòi được miễn thuế, đòi tự do kinh doanh, lập hội.
B. Đòi được tự do xuất khẩu lúa gạo và tự do khai thác khoáng sản.
C. Đòi quyền tự chủ về chính trị, dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
D. Đòi được tự do kinh doanh, giảm thuế và tự do báo chí.
Câu 8: Tổ chức nào sau đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.
B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 9: “Phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất” là phương châm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện năm 1950 trên lĩnh vực
A. văn hóa.
B. khoa học – kĩ thuật.
C. y tế.
D. giáo dục.
Câu 10: Giai đoạn khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) của cách mạng nước ta còn được gọi là
A. cao trào kháng Pháp và Nhật.
B. cao trào kháng Nhật cứu nước.
C. phong trào chống Nhật cứu nước.
D. cao trào đánh đuổi phát xít Nhật.
Câu 11: Điểm khác biệt cơ bản trong quan hệ quốc tế sau “Chiến tranh lạnh” so với trong thời kì “Chiến tranh lạnh” là
A. mâu thuẫn Đông – Tây gay gắt.
C. hòa hoãn giữa các nước lớn.
B. chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
D. chuyển từ đối thoại, hợp tác sang đối đầu.
Câu 12: Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác so với các bậc tiền bối?
A. Tìm sự trợ giúp của Nhật Bản để chống Pháp.
B. Bất hợp tác với Pháp để Pháp tự động rút lui.
C. Hướng sang các nước phương Tây, đến nước Pháp.
D. Tìm cách chấn hưng dân khí để đuổi Pháp về nước.
Câu 13: Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) là
A. Độc lập và tự chủ.
B. Dân chủ và tiến bộ xã hội.
C. Độc lập và tự do.
D. Dân tộc và nhân dân.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam đã sử dụng hình thức đấu tranh nào dưới đây?
A. Đấu tranh vũ trang.
B. Xuất bản sách, báo tiến bộ.
C. Đấu tranh nghị trường.
D. Bãi công trên quy mô lớn.
Câu 15: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự ra đời khối ASEAN.
B. Từ các nước thuộc địa, phụ thuộc trở thành các nước độc lập.
C. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước châu Á và EU.
D. Nhiều nước có tốc độ phát triển khác nhau.
Câu 16: Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai (6-1919).
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa (năm 1921).
C. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
D. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7-1920).
Câu 17: Tính chất bao trùm nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam trong những năm 1945-1954 là:
A. tính toàn diện.
B. tính nhân dân.
C. tính ác liệt.
D. tính lâu dài.
Câu 18: Tại sao trong những năm 30 của thế kỉ XX, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất?
A. Gây nhiều tội ác đối với nhân loại.
B. Đe dọa hòa bình và an ninh thế giới.
C. Cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D. Ngăn cản sự hợp tác quốc tế.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy năm 1883?
A. Khiến triều đình giành thế chủ động trong kí kết Hiệp ước Hác-măng.
B. Làm cho Pháp càng củng cố dã tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
C. Khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, tin tưởng.
D. Càng làm nức lòng đội quân chiến đấu của ta.
Câu 20: Hội nghị tháng 7-1936 xác định phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936-1939 là
A. kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
B. lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù.
C. đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.
D. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Câu 21: Tên tổ chức mặt trận được thành lập năm 1936 là:
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận phản đế Đồng minh Đông Dương.
Câu 22: Thành công lớn của ngoại giao Việt Nam trong năm 1995 là
A. Việt Nam gia nhập WTO.
B. Việt Nam gia nhập diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
C. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
D. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
Câu 23: Mục tiêu Trung Quốc đề ra trong công cuộc cải cách – mở cửa là trở thành một quốc gia
A. giàu mạnh, công bằng, văn minh.
B. giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. công bằng, dân chủ, văn minh.
D. hiện đại, dân chủ, văn minh.
Câu 24: Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau năm 1954 là
A. tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
B. tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. đấu tranh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
D. đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
B. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời không đủ sức chi phối phong trào.
C. Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý.
D. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.
Câu 26: Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì
A. đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân.
B. đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước.
C. đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
D. đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Câu 27: Trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, thất bại nặng nề và gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là
A. cuộc chạy đua vũ trang đối đầu với Liên Xô.
B. cuộc chiến tranh kéo dài hơn bốn thập kỉ.
C. cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Câu 28: Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy”. Đoạn trích trên thể hiện
A. sự hi sinh, mất mát cả về vật chất và tinh thần mới có thể giữ vững nền độc lập, tự do.
B. lời tuyên bố độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trước toàn dân và thế giới.
C. quá trình đấu tranh anh dũng, hi sinh của dân tộc Việt Nam để giành độc lập, tự do.
D. ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được của cả dân tộc.
Câu 29: Sự kiện nào chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam thoát khỏi thế đơn độc?
A. Tháng 9-1951, Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ được kí kết.
B. Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương.
C. Ngày 30-1-1950, Liên Xô công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chấp nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 30: Sắp xếp các tỉnh sau theo thứ tự thời gian bị thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1867?
1. Đà Nẵng.
2. Gia Định.
3. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
4. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 4, 2, 3.
C. 1, 3, 2, 4.
D. 1, 2, 4, 3.
Câu 31: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên Hợp quốc để đấu tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay?
A. Cùng chung sống và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc).
B. Tôn trọng độc lập chính trị và không can thiệp vào công việc của bất cứ quốc gia nào.
C. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. Cùng chung sống và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc).
D. Tôn trọng độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
Câu 32: Trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975, thắng lợi nào sau đây đã chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
A. Cách mạng tháng Tám (năm 1945).
B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975).
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946).
Câu 33: Cho dữ kiện lịch sử sau:
1) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Ấp Bắc.
2) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Đồng Khởi.
3) Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng Vạn Tường.
Cách sắp xếp các dự kiện lịch sử trên theo đúng trình tự thời gian là
A. 3, 1, 2.
B. 2, 1, 3.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 2.
Câu 34: Thách thức lớn nhất của các quốc gia đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa là gì?
A. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
B. Sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.
C. Sự chênh lệch về trình độ phát triển.
D. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.
Câu 35: Ý nghĩa những hoạt động quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông – xuân 1964-1965 là gì?
A. Đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.
B. Làm sụp đổ hoàn toàn “ấp chiến lược” của đế quốc Mĩ.
C. Đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.
D. Buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Câu 36: Phong trào công nhân Việt Nam từ cuộc bãi công Ba Son (8-1925) có điểm gì khác biệt so với giai đoạn trước?
A. Bước đầu chuyển từ tự giác sang tự phát.
B. Hoàn toàn chuyển từ tự giác sang tự phát.
C. Hoàn toàn chuyển từ tự phát sang tự giác.
D. Bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 37: Đảng Cộng sản Việt Nam lần đầu tiên xác định hình thái cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền ở Việt Nam là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa tại
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
B. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (4-1945).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).
Câu 38: Chiến thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là
A. công kiên chiến, vận động chiến.
B. đánh điểm, diệt viện.
C. công kiên chiến, du kích chiến.
D. tập kích, phục kích, du kích chiến.
Câu 39: Địa bàn nào là nơi thực dân Pháp tập trung chủ yếu lực lượng chủ lực từ thu – đông năm 1953 ở chiến trường Đông Dương?
A. Việt Bắc.
B. Đông Nam Bộ.
C. Liên khu V.
D. Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 40: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở Đông Bắc Á được mệnh danh là “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
B. Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo.
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Xingapo.
D. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
C |
A |
B |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
C |
D |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
C |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
B |
B |
A |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
C |
B |
A |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
C |
D |
D |
D |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
D |
A |
B |
D |
A |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
A |
D |
D |
A |
- Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 69 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 70 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000