Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 64 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1975 do Đảng đề ra và thực hiện thành công là:
A. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
B. tự do và chủ nghĩa xã hội.
C. độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
D. cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội.
Câu 2. Chính sách mà Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của
A. sự nô dịch văn hóa.
C. chủ nghĩa thực dân mới.
B. sự đồng hóa dân tộc.
D. chủ nghĩa thực dân cũ.
Câu 3. Từ ngày 3 – 3 - 1946 Đảng, chính phủ và Hồ Chí Minh thực hiện chủ trương “hòa đề tiến” với thế lực ngoại xâm nào?
A. Quân Trung Hoa dân quốc.
B. Quân Nhật.
C. Quân Pháp
D. Quân Anh.
Câu 4. Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là
A. Mĩ và Nhật Bản kí hiệp ước a ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn.
B. sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ quốc tế.
C. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
D. sự ra đời của liên minh châu Âu (EU).
Câu 5. Ý nghĩa quan trọng nhất của Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là
A. Liên Xô trở thành cừng quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân.
B. cân bằng lực lượng Mĩ và Liên Xô.
C. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật.
D. phá vỡ thế độc quyền nguyên tử của Mĩ.
Câu 6. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960) giữ vai trò gì trong Cuộc kháng chiến chống Mĩ?
A. Đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai.
B. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.
C. Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.
D. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.
Câu 7. Bức tranh chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám như thế nào?
A. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận.
B. Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước Chủ nghĩa xã hội
C. Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
D. Gặp muôn vàn khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Câu 8. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đong Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế ghi nhận là:
A. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về châu Á.
B. Hội nghị Pốtxđam năm 1945.
C. Hội nghị Giơnevơ năm 1945 về Đông Dương.
D. Hội nghị Pari năm 1973 về Đông Dương.
Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941) đã có chủ trương gì?
A. Đề cao nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến.
C. Tiến hành cải cách ruộng đất.
B. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Thành lập măt trận Liên Việt.
Câu 10. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ vì:
A. “cực” Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN ở châu Âu không còn tồn tại.
B. Liên Xô và Mĩ quá tốn kém trong chạy đua vũ trang.
C. ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp ở nhiều nơi trên thế giới.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu san đối thoại.
Câu 11. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước là nhiệm vụ chính của
A. Liên minh châu Âu.
C. Tổ chức ASEAN.
B. Hội nghị Ianta.
D. Liên Hợp Quốc.
Câu 12. “Kế hoạch Mácsan” mà các nước Tây Âu thực hiện năm 1947 còn được gọi là:
A. Kế hoạch phục hưng châu Âu.
C. Kế hoạch phục hưng liên minh châu Âu.
B. Kế hoạch chinh phục châu Âu.
D. Kế hoạch khôi phục kinh tế Mĩ – Âu.
Câu 13. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:
A. duy trì chế độ phong kiến.
B. tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
D. thiết lập chế độ Mạc phủ mới.
Câu 14. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” phản ánh quá trình đưa giai cấp nào lên làm chủ ở nông thôn?
A. Giai cấp đia chủ.
C. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp tư sản.
Câu 15. Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh té 1929 – 1933 của các nước tư bản vì
A. khủng hoảng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu.
B. là thuộc địa và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
C. là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản.
D. nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.
Câu 16. Chính sách nào của Mĩ – Diệm gây khó khăn cho cách mạng miền Nam Việt Nam từ 1954 – 1959?
A. Gạt hết quân Pháp để độc chiếm miền Nam.
B. Thực hiện chính sách “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”.
C. Phế truất Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
D. Đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ra “luật 10/59”, công khai chém giết.
Câu 17. Điểm khác nhau căn bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương là:
A. xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân liên minh với nhau.
B. phân hóa cao độ kẻ thù trong việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc của cách mạng Việt Nam.
C. Nhiêm vụ giai cấp là trước nhất cần giải quyết trước nhiệm vụ dân tộc.
D. đánh giá đúng khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam.
Câu 18. Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng bắn ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất vì
A. thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.
B. thiệt hại nặng nề ở hai miền Nam – Bắc cuối năm 1968.
C. nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án.
D. thất bại trong “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
Câu 19. Cho dữ liệu:
1. Việt Nam kí với Pháp bản Tạm ước.
2. Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
3. Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng chiến đấu.
Hãy sắp xếp các dữ liệu về nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ?
A. 1, 3, 2. B. 3, 1, 2
C. 1, 2, 3. D. 3, 2, 1.
Câu 20. Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển theo hình thức khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khơi nghĩa.
B. Tổng khởi nghĩa trên qui mô cả nước.
C. Khởi nghĩa từng phần kết hợp với đấu tranh du kích.
D. Khởi nghĩa từng phần ở các địa phương.
Câu 21. Tổ chức Đồng minh hội đã lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc đi theo con đường
A. cách mạng vô sản.
C. đấu tranh bạo động.
B. đấu tranh ôn hòa.
D. dân chủ tư sản.
Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.
C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vécxai.
D. Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 23. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Dương trở thành thuộc địa của:
A. thực dân Tây Ban Nha.
C. thực dân Hà Lan.
B. thực dân Anh.
D. thực dân Pháp.
Câu 24. Vì sao đến năm 1950, Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương”?
A. Tăng cường tiềm lực chiến tranh của Pháp.
C. Ngăn chặn cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B. Câu kết với nhau xâm lược Đông Dương.
D. Can thiệp sâu hơn của Mĩ vào chiến tranh.
Câu 25. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là:
A. nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.
B. nền kinh tế Việt Nam lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp.
C. nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Câu 26. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi bằng sự kiện nào?
A. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.
B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 thắng lợi.
C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thăng lợi.
D. Hội nghị Giơnevơ được triệu tập.
Câu 27. Phong trào được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. cách mạng Cuba.
B. phong trào đấu tranh của nhân dân vùng biển Caribê.
C. cách mạng Côlômbia.
D. cách mạng Mêhicô.
Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Tiểu tư sản.
D. Tư sản dân tộc.
Câu 29. Thất bại trong chiến lược chiến tranh nào buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pari (1968)?
A. Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu 30. Nội dung đường lối cải cách mở của của Trung Quốc hướng đến mục tiêu:
A. biến Trung Quốc thành một “con rồng” kinh tế thế giới.
B. biến Trung Quốc thành một quốc gia có tiềm lực quân sự hàng đầu thế giới.
C. biến Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
D. biến Trung Quốc thành một cường quốc về kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới.
Câu 31. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) kết thúc, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng văn hóa.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng ruộng đất.
D. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Câu 32. Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật - hiện đại là:
A. Mĩ.
C. Nhật Bản và Mĩ.
B. Anh và Pháp.
D. Liên Xô và Mĩ.
Câu 33. Từ việc ta kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946), bài học kinh nghiệm nào được rút ra cho cách mạng Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
A. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
B. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D. Mềm dẻo trong chính sách đối ngoại.
Câu 34. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 9133.
C. Địa chủ phong kiến câu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh của quần chúng.
Câu 35. Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là:
A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
B. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.
C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
D. vươn lên thành cường quốc về kinh tế - tài chính để chi phối cả thế giới.
Câu 36. Hai khẩu hiệu mà Đảng vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là:
A. “Tịch thu ruộng đất của phong kiến và Việt gian” và “tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.
B. “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” và “Đả đảo phong kiến”.
C. “Chống đế quốc” và “chống phát xít”.
D. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”.
Câu 37. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đơ lát đơ Tatxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là:
A. phô trương thanh thế tiềm lực, sức mạnh.
C. tiếp tục thống trị Việt Nam lâu dài.
B. kết thúc chiến tranh trog danh dự.
D. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
Câu 38. Sự kiện nào được coi là đánh dấu bắt đầu giai đoạn hoạt động khởi sắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A. 10 nước thành viên kí Hiến chương ASEAN xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh (2007).
B. Từ “ASEAN 5” nâng lên thành “ASEAN 10” năm 1999.
C. Cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi (4 – 1975).
D. Các nước ASEAN kí hiệp ước thân thiện và hợp tác – Hiệp ước Bali (2 – 1976).
Câu 39. Trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và ành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là:
A. quân Mĩ.
B. quân Pháp.
C. quân Trung Hoa Dân quốc.
D. quân Nhật.
Câu 40. Nét tương đồng về nguyên nhân giúp kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu phát triển nhanh, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới là:
A. Người dân cần cù, chịu khó, tay nghề cao.
B. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.
C. Lãnh thổ rộng, nghèo tài nguyên, thương xuyên gặp thiên tai.
D. Vai trò của bộ máy nhà nước trong tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
C |
C |
A |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
A |
B |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
B |
A |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
D |
D |
D |
D |
C |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
A |
B |
C |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
D |
A |
D |
D |
B |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
D |
D |
D |
B |
- Đề số 65 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 66 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 67 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 69 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000