Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 26 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1: Nội dung nào dưới đây phàn ánh không đúng ý nghĩa chủ yếu của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946?
A. Nâng cao uy tín cùa nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
B. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
C. Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm chủ đất nước của nhân dân.
D. Giáng một đòn vào âm mưu xuyên lạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới.
Câu 2: Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại hội nghị Giơnevơ năm 1954 về vấn đề Dông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?
A. Do quân viễn chinh Pháp chưa chịu thất bại hoàn toàn ờ chiến trường Việt Nam.
B. Chịu sự chống phá của các thế lực thù địch.
C. Xu thế đối đầu cùa các cường quốc trong trật tự 2 cực Ian-ta.
D. Do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp - Mỹ.
Câu 3: Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cách mạng vô sản đã
A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước trong cách mạng Việt Nam.
B. Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
C. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo trong cách mạng Việt Nam.
D. Chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng năm 1930.
Câu 4: Những nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945-1946 là gi?
A. Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.
B. Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản
C. Thành lập chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
D. Thực hiện cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước và giải quyết nạn đói.
Câu 5: Sự điều chỉnh chiến lược phát triển của các quốc gia sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc là
A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
B. Ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước.
D. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
Câu 6: Quân lệnh số 1 của Ủy ban khỏi nghĩa toàn quốc có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào!Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục”. Đoạn trích trên cho biết
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi.
B. thời cơ cách mạng đang đến gần
C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.
D. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.
Câu 7: Vì sao sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta chưa phát động Tổng khởi nghĩa?
A. Thời cơ cách mạng chưa xuất hiện.
B. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
C. Kẻ thù chưa hoàn toàn suy yếu.
D. Lực lượng trung gian chưa ngả hẳn về phe cách mạng.
Câu 8: Yếu tố nào quy định khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát?
A. Mục tiêu.
B. Kết quả.
C. Quy mô.
D. Lực lượng tham gia.
Câu 9: Đường lối được Đảng đề ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 mang tính chất gì?
A. Dân tộc và dân chủ.
B. Chính nghĩa và dân chủ.
C. Dân chủ nhân dân.
D. Chính nghĩa và nhân dân.
Câu 10: Nội dung nào chứng tỏ trật tự 2 cực lanta tiến bộ hơn so với trật tự Vecxai- Oasinhton.
A. Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
B. Mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động.
C. Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
D. Vấn đề giải quyết các nước bại trận.
Câu 11: Sau khi vào Đông Dương (9 -1940), phát xít Nhật đã làm gì?
A. Giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp.
B. Nhật độc chiếm Đông Dương.
C. Thi hành chính sách thù địch đối với chính quyền Pháp
D. Thay đổi toàn bộ bộ máy thống trị của thực dấn Pháp.
Câu 12: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã gắn cách mang Việt Nam với cách mạng thế
giới?
A. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản.
C. Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Viết bài cho các báo Nhân Đạo của Đảng Cộng Sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng liên đoàn lao động Pháp.
Câu 13: Trong giai đoạn từ 1991- 2000, Nhật nỗ lực trở thành
A. siêu cường kinh tế.
C. cường quôc chính trị.
B. cường quốc khoa học.
D. cường quốc hạt nhân.
Câu 14: Nội dung nào không phải là điều kiện để Liên Xô tham chiến chống quân phiệt Nhật được thông
qua tại hội nghị Ianta?
A. khôi phục qụyền lợi của nước Nga đã mất do cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904.
B. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
C. giữ nguyên trạng Mông cổ.
D. Liên Xô được khai thác tài nguyên ở vùng Đông Bắc Trung Quốc
Câu 15: Xu thế toàn cầu hóa tạo ra thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt là gì?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
B. Trình độ của người lao động còn thấp.
C. Trình độ quản lí còn thấp.
D. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.
Câu 16: Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava là
A. chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 17: Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào dân chủ 1936 - 1939 với phong trào cách mạng 1930 - 1931 trên
A. kết quả, ý nghĩa.
C. hình thức, phương pháp đấu tranh.
B. giai cấp lãnh đạo.
D. nhiệm vụ chiến lược.
Câu 18: Điều kiện quan trọng nhất để Việt Nam tiếp thu luồng tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài vào đầu thế kỷ
XX?
A. Thẳng lợi của cách mạng tháng Mười Nga.
C. Sự xuất hiện của lực lượng xã hội mới.
B. Những nhà lãnh tụ kiệt xuất.
D. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 19: Vì sao đêm 19/12/1946 Đảng ta phát động toàn quốc kháng chiến?
A. Vì thực dân Pháp bắt đầu bội ước.
B. Vì những điều kiện đấu tranh hòa bình với Pháp không còn nữa
C. Vì lực lượng cách mạng đã hoàn toàn sẵn sàng
D. Vì có những điều kiện khách quan thuận lợi và chủ quan chín muồi.
Câu 20: Sự tan rã của Hội việt Nam cách mạng thanh niên tại Đại hội lần thứ nhất là do
A. sự suy yếu về tổ chức của Hội.
C. sự phát triền không đồng đều cùa phong trào.
B. sự chi đạo của Quốc tế Cộng sàn
D. yêu cầu cùa phong trào đấu tranh.
Câu 21. Thái độ của Nguyễn Ái Quốc với những nhà yêu nước tiền bối đầu thế kỉ XX là
A. khâm phục sâu sắc.
C. khâm phục nhưng không tán thành.
B. kế thừa một cách sáng tạo.
D. tiếp thu có chọn lọc.
Câu 22: Đặc điểm mang tính khách quan quy định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
A. giai cấp công nhân cỏ tinh thần cách mạng triệt để.
B. công nhân là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới.
C. giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo.
D. công nhân có ý thức quyền lợi giai câp.
Câu 23: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng”, để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, Mĩ đã sử dụng khẩu hiệu
A. “cây gậy và củ cà rốt”.
B. “trung lập không can thiệp vào những vấn đề bên ngoài châu Mĩ'.
C. “tự do tôn giáo”.
D. “thúc đẩy dân chủ”.
Câu 24: Thực chất cùa chính sách mới được thực hiện ở Mĩ là
A. nhà nước tăng cường vai trò quản lý nền kinh tế.
B. duy trì chế độ dân chủ tư sản.
C. nhà nước tư sản thỏa hiệp với giai cấp công nhân
D. xây dựng chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Câu 25: Văn kiện nào cùa Quốc tế Cộng sản đã tác động sâu sắc đến quá trình tìm đường cứu nước của
dân tộc Việt Nam?
A. Luận cương tháng Tư.
B. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng Sản.
C. Văn kiện Đại hội VII về nguy cơ của chủ nghĩa phát xít.
D. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 26: Không chỉ mang tính chất là cuộc cách mạng vô sản, cách mạng tháng Mười Nga còn là
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. cuộc đấu tranh giai cấp quyêt liệt.
Câu 27: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ờ Việt Nam mang tính chất là
A. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. cách mạng giải phóng dân tộc.
B. cách mạng vô sản.
D. cách mạng dân chủ tư sản.
Câu 28: Sự khác biệt cơ bản giữa con đường phát xít hóa của Đức và quân phiệt hóa ở Nhật Bản là về
A. biện pháp.
B. lãnh đạo.
C. kết quả.
D. mục đích.
Câu 29: Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) thể hiện chủ trương gì của Đảng?
A. Nhân nhượng có nguyên tắc
B. Độc lập dân tộc trên hết.
C. chỉ tiến hành kháng chiến trong điều kiện bắt buộc.
D. “biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không xung đột”.
Câu 30: Lí do chủ yếu nào buộc thực dân Pháp phải kí với ta bản hiệp định Giơnevơ?
A. Áp lực của các nước lớn.
B. Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp.
C. Những cố gắng cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp đã bị đè bẹp.
D. Chính phủ không còn đủ khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 31: Ý nào sau đây không phải lí do Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945?
A. Hỗ trợ Liên Xô đánh bại quân Nhật.
C. Trả đũa Nhật trong trận Trân Châu Cảng.
B. Nhằm phô trương sức mạnh của Mĩ.
D. Để kết thúc cuộc chiến tranh thể giới thứ hai.
Câu 32. “Kết thúc chiến tranh trong danh dự” là mục đích của Pháp trong kế hoạch
A. Valuy
B. Rơve
C. Nava
D. Đờlat đơ Tátxinhi
Câu 33. Sắp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian
1. Thành lập Việt Nam quang phục hội.
2. phong trào Đông Du.
3. Khởi nghĩa Thái Phiên và Trần Cao Vân.
4. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
A. 2-4-1-3 B. 2-4-3-1.
C. 4-2-1-3. D. 1-2-3-4.
Câu 34. Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?
A. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939).
B. Hội nghị Trung ương lần 8 (tháng 5/1941).
C. Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).
D. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945).
Câu 35. Trung Quốc trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ
A. những năm 90.
B. những năm 70 – 80.
C. những năm đầu của thế kỉ XXI.
D. những năm 80 – 90.
Câu 36. Vì sao thực dân Pháp phải cần tới gần 30 năm để hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt nam?
A. Vì chúng không mua chuộc được nhân dân ta.
B. Vì giới tư bản Pháp chưa hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
C. Chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh của chúng đã thất bại.
D. Vì cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Câu 37. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 mang tính cách mạng triệt để vì
A. có quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh quyết liệt.
B. đã thành lập được chính quyền Xô viết.
C. được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc và phong kiến.
Câu 38. Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A. Chứng tỏ vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong giữ gìn hòa bình thế giới.
B. Hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
C. Chứng tỏ thế cân bằng giữa phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.
D. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
Câu 39. Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc nửa sau thế kỉ XX?
A. Làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
C. Quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.
B. Làm suy yếu thế lực của chủ nghĩa thực dân.
D. Làm xói mòn trật tự hai cực Ianta.
Câu 40. Cơ sở để Nhật Bản đề ra chính sách đối ngoại tự chủ và đa dạng từ giữa thập niên 70 là
A. do cuộc khủng hoảng năng lượng.
B. do những tiến bộ mạnh mẽ trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
C. do tiềm lực kinh tế - tài chính lớn mạnh.
D. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
B |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
A |
D |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
B |
C |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
C |
B |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
B |
D |
A |
D |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
A |
A |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
A |
C |
A |
B |
D |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
D |
D |
B |
C |
C |
- Đề số 27 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 28 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 29 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 31 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000