Đề số 69 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 69 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1. Vì sao sau khi tiến vào Đông Dương (9-1940), phát xít Nhật vẫn giữ nguyên bộ máy chính quyền của thực dân Pháp?
A. Vì muốn sử dụng chính quyền thực dân Pháp để bóc lột và cai trị.
B. Vi chưa đủ sức để lật đổ hoàn toàn chính quyền thực dân Pháp.
C. Vì đã kí với Pháp một bản hiệp định không xâm phạm lẫn nhau.
D. Vì thực dân Pháp và tay sai còn mạnh, đủ sức để chống lại phát xít Nhật.
Câu 2. Tại sao ngày 23-8-1939, Đức kí với Liên Xô bản “Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau”?
A. Đức cho rằng Liên Xô rất mạnh, Đức không thể đánh thắng.
B. Liên Xô có thái độ bạc nhược, Đức không cần bận tâm.
C. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức.
D. Tránh trường hợp cùng lúc phải chống lại cả ba cường quốc.
Câu 3. Mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành xâm lược Việt Nam năm 1858 là gì?
A. Giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.
B. Để truyền đạo Thiên Chúa.
C. Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường.
D. “Khai hóa” văn minh cho nhân dân.
Câu 4. “Bao giờ người Tây nhổ hết cổ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của danh nhân lich sử nào ở Việt Nam?
A. Nguyễn Hữu Huân.
B. Trương Định.
C. Trương Quyền.
D. Nguyễn Trung Trực.
Câu 5. Vì sao nói Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) có tác dụng quyết định đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam tiến lên?
A. Vì đã hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
B. Vì đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng.
C. Vì đã đề ra được đường lối kháng chiến của cả ba nước Đông Dương.
D. Vì đã đánh dấu bước trưởng thành về tư tưởng và tổ chức của Đảng.
Câu 6. Nhân dân Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm” nhằm giải quyết khó khăn nào sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Giải quyết nạn dốt.
B. Giải quyết nạn đói.
C. Chuẩn bị kháng chiến.
D. xây dựng chính quyền mới.
Câu 7. Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” nhằm mục đich gì?
A. Giúp đỡ nhân dân các nước Mĩ Latinh giành độc lập.
B. Độc chiếm Mĩ Latinh, biến Mĩ Latinh thành sân sau.
C. Chống lại các nước thực dân châu Âu xâm lấn châu Mĩ.
Câu 8. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Lê Hồng Phong
C. Nguyễn Văn Cừ
D. Trần Phú.
Câu 9. Ý nào sau đây không phải mục đích hoạt động của Liên hợp quốc (UN)?
A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Phân chia thành quả thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 10. Sự kiện nào dưới dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
A. Cộng hội thành lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
B. Công nhân Ba son bãi công.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
Câu 11. Đi đầu trong quá trình xâm lược Án Độ từ thế kỉ XVII là thực dân
A. Hà Lan và Mĩ
B. Pháp và Mĩ
C. Anh và Pháp
D. Anh và Hà Lan.
Câu 12. Liên Xô là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người vì là quốc gia đầu tiên
A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. đưa con người bay vòng quanh Trái Đất.
C. đưa con người lên Mặt Trăng
D. đưa con người lên Sao Hỏa.
Câu 13. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.
D. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu quan hệ đồng minh giữa Mĩ và Liên Xô chấm dứt sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vacsava (5-1955).
B. Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được thành lập (4-1949).
C. Ngoại trưởng Mĩ đề ra kế hoạch Macsan (6-1947).
D. Thông điệp Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947).
Câu 15. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là tổ chức chính trị nào?
A. Đảng Bôn-sê-vích.
B. Đảng Công nhân nước Nga.
C. Đảng Nhân dân Nga.
D. Đảng Men-sê-vích.
Câu 16. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX?
A. khởi nghĩa Bãi Sậy.
B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Yên Thế.
D. Khởi nghĩa Hương Khê.
Câu 17. Tính chất xã hội Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp là
A. phong kiến nửa thuộc địa.
B. thuộc địa nửa phong kiến.
C. nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. phong kiến chuyên chế.
Câu 18. Trong các nội dung sau, nội dung nào không nằm trong Hiệp định Giơ-ne-vơ về kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (21-7-1954)?
A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.
C. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
D. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng các cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7-1956.
Câu 19. Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
A. Việt Nam Quốc dân đảng.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Tân Việt Cách mạng Đảng.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 20. Phiđen Cátxtơrô là lãnh tụ kiệt xuất của nhân dân nước nào?
A. Cuba
B. Vênêxuêla
C. Áchentina
D. Côlômbia.
Câu 21. Khi thực dân Pháp huy động 12.000 quân tiến công Việt Bắc (10-1947), Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?
A. Phát động toàn quốc kháng chiến.
B. Thực hiên vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
C. Thực hiện kháng chiến trường kì, tự lực cánh sinh.
D. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp.
Câu 22. Vì sao từ hè năm 1953 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự Nava ở Đông Dương?
A. Pháp ngày càng sa lầy và muốn dựa vào Mĩ, muốn giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh.
B. Chi phí chiến tranh Đông Dương lớn phải dựa chủ yếu vào Mĩ, phải thực hiện yêu cầu của Mĩ.
C. Đây là kế hoạch toàn diện, hoàn hảo của thực dân Pháp để kết thúc chiến tranh thắng lợi.
D. Nhằm dọn đường cho Mĩ chuẩn bị thay thế chân mình tiến hành xâm lược các nước Đông Dương.
Câu 23. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” là nội dung của
A. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
B. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh (2-9-1945).
C. “Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (3-1945).
D. Bản “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (13-8-1945).
Câu 24. Tại sao tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đồng ý cho các đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội?
A. Việt Quốc và Việt Cách là những đảng phái yêu nước cách mạng.
B. Việt Quốc và Việt Cách có nhiều người yêu nước, có địa vị chính trị.
C. Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai.
D. Nhằm tập hợp hai lực lượng này để tiến hành kháng chiến chống Pháp.
Câu 25. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấp nhận nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc và Việt Quốc, Việt Cách sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó, chủ yếu
A. nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về kinh tế và cho Việt Quốc, Việt Cách về chính trị.
B. nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về quân sự và cho Việt Quốc, Việt Cách về chính trị
C. nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về chính trị và cho Việt Quốc, Việt Cách về quân sự.
D. nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về chính trị và cho Việt Quốc, Việt Cách về kinh tế.
Câu 26. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) có viết
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lân tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” (SGK Lịch sử 12, trang 131).
Nội dung chính của đoạn trích trên nêu rõ vấn đề gì?
A. Dã tâm xâm lược nước Việt Nam của thực dân Pháp ngày càng trắng trợn.
B. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
C. Thiên chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Tội ác cướp nước Việt Nam của thực dân Pháp ngày càng bị phơi bày.
Câu 27. Về phương diện pháp lí, Chính phủ Pháp đã công nhận yếu tố nào trong các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng trên thực tế chúng ta không thực hiện?
A. Yếu tổ thông nhất.
B. Yếu tố toàn vẹn lãnh thổ.
C. Yếu tố độc lập.
D. Yếu tố chủ quyền.
Câu 28. Chiến tranh lạnh gây ra hâu quả nặng nề nhất là gì trong suốt diễn trình của nó?
A. kinh tế các nước bị thiệt hại nặng nề.
B. các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
C. thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.
D. hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
Câu 29. Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?
A. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc đìa ở Pari.
B. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva.
C. Đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”.
D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 30. Tập hợp. đoàn kết dân tộc là chức năng chính tổ chức chính trị nào ở Việt Nam hiện nay?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
D. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 31. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là
A. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.
B. bị các nước đế quốc xâu xé, bóc lột và thống trị tàn bạo.
C. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
D. chế độ phong kiến ổn định và đang phát triển mạnh mẽ.
Câu 32. “Quân Nhật ở Đông Dương đã rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115).
Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập đến trong đoạn trích cần được hiểu là
A. quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.
B. các lực lượng vũ trang đã vào vị trí chiến đấu.
C. kẻ thù duy nhất của nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn guc ngã.
D. quân Đồng minh đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa.
Câu 33. Nôi dung nào sau đây là ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929?
A. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
B. Là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
C. Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 34. Nhận xét nào đây đúng nhất về phong trào đấu tranh của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam những năm 1919 – 1925?
A. Tư sản chỉ nhằm mục tiêu kinh tế, không chống phong kiến; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đòi các quyền tự do, dân chủ.
B. Tư sản chủ yếu nhằm mục tiêu kinh tế, mang tính cải lương, tiểu tư sản đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, có ý thức giành độc lập.
C. Tư sản đấu tranh đòi độc lập, khi thực dân Pháp nhượng bộ thì thỏa hiệp; tiểu tư sản đấu tranh chống đế quốc, đòi quyền lợi kinh tế, dân chủ.
D. Tư sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi quyền tự do kinh doanh; tiểu tư sản đấu tranh nhằm cải thiện đời sống, chống khinh rẻ miệt thị.
Câu 35. Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ lát Đờtátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) là gì?
A. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.
B. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công.
C. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó.
D. Pháp được Mĩ giúp sức, lực lượng rất mạnh.
Câu 36. Ý nào sau đây không phải là yếu tố chi phối đến đặc điểm “đế quốc phong kiến quân phiệt” của Nhật Bản ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng.
B. Giới cầm quyền ở Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
C. Giới tư sản nắm độc quyền về kinh tế, bóc lột nặng nề đối với công nhân và nhân dân lao động.
D. Vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp quý tộc Samurai có ưu thế lớn.
Câu 37. Ý nghĩa lớn nhất đối với nước Nga khi thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) là gì?
A. Có sức mạnh kinh tế, chính trị để đánh bại các thế lực thù địch, bảo vệ thành quả cách mạng.
B. Phát huy năng lực, sức sáng tạo của nhân dân, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
C. Tạo nên biến đổi nhiều mặt, xây dựng được lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc.
D. Phục hồi được các thành phần kinh tế, phá vỡ chính sách bao vây, cấm vận của đế quốc.
Câu 38. Nhận định nào sau đây phản ảnh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp?
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B. Từ xã hội thực dân phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D. Từ xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa.
Câu 39. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ở Việt Nam là gì?
A. Đánh dấu cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
B. Làm phá sản hoàn toàn kế hoajch quân sự lớn nhất của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
D. Góp phần quyết định đến thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ.
Câu 40. Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam diễn ra
A. từ nông thôn đến thành thị; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.
B. từ thành thị đến nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
C. kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở thành thị có ý nghĩa quyết định.
D. kết hợp giữa thành thị và nông thôn; thắng lợi ở nông thôn có ý nghĩa quyết định.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
C |
D |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
B |
D |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
D |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
B |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
D |
A |
B |
C |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
C |
D |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
A |
C |
D |
B |
C |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
B |
A |
D |
C |
- Đề số 70 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 71 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 72 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 73 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
- Đề số 74 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
- Lý thuyết Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước năm 1975
- Lý thuyết phong trào dân chủ 1936-1939
- Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000