Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử


Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 30 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử đề trắc nghiệm

Đề bài

Câu 1. Thành công lớn nhất của Mỹ trong chính sách đối ngoại thời kì chiến tranh lạnh là gì?

A. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.

B. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.

C. Lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới.

D. Thiết lập chế độ thực dân mới ở nhiều nước, nhiều khu vực trên trên thế giới.

Câu 2. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả vì:

A. Pháp lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam.

B. Pháp có những hành động khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh.

C. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam.

D. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.

Câu 3. Lí do nào dưới đây khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam?

A. Có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tuy tổ chức chưa chặt chẽ nhưng đội ngũ đảng viên kiên trung tận tụy cho sự nghiệp của Đảng.

B. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã được công nhận là một bộ phận độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

C. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ trực tiếp từ Đảng Cộng sản Liên Xô.

D. Cách mạng Việt Nam đã có đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, tổ chức chặt chẽ lãnh đạo, đội ngũ đảng viên kiên trung tận tụy cho sự nghiệp của Đảng.

Câu 4. Tại sao lại khẳng định từ sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 đến chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp?

A. do ta giành được quyền chủ động trên chiến trường.

B. đánh bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

C. cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi.

D. Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 5. Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu nào từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A. Không cần thiết phải tiến hành cải tổ trước những biến động của tình hình thế giới.

B. Trở thành đồng minh của Mĩ và tăng cường giao lưu hợp tác với các nước về mọi mặt.

C. Cần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế về mọi mặt, nhất là về văn hóa.

 D. Kiên định con đường Chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu 6. Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?

A. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tiến công.

B. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó

C. Pháp được Mỹ giúp sức, lực lượng rất mạnh.

D. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.

Câu 7. Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là

A. Các nước cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Việt Nam.

B. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

C. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, chuyển giao quân sự.

D. Được các nước tham dự Hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Câu 8. Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là:

A. phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.

B. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

D. bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.

Câu 9. Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân Việt Nam?

A. Hậu phương đã cung cấp sức người, sức của cho quân ta mở các chiến dịch quyết định, giành thắng lợi, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên.

B. Hậu phương đã đem lại quyền lợi cho nhân dân, động viên khích lệ chiến sĩ ngoài chiến trường.

C. Hậu phương đáp ứng nhu cầu cung cấp cho kháng chiến ngày càng lớn về vật chất và tinh thần, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.

D. Hậu phương vững mạnh là nền móng để xây dựng nền kinh tế của một nhà nước mới,hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.

Câu 10. Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về:

A. khoa học vũ trụ 

B. quân sự.

C. chính trị. 

D. khoa học - kĩ thuật.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1919 –1930 là:

A. sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam.

B. cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản nhằm thực hiện mục tiêu số một là giải phóng dân tộc.

C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào tư sản, tiểu tư sản và phong trào công nhân Việt Nam.

D. cuộc đấu tranh giành quyền cai trị ở Việt Nam giữa thực dân Pháp và vương triều Nguyễn diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt.

Câu 12. Tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 ta đã loại khỏi vòng chiến đấu

A. 16000 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

B. 16200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

C. 16200 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

D. 16020 địch, trong đó có 2 thiếu tướng, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.

Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?

A. Làm bá chủ thế giới. 

B. Xóa bỏ CNXH trên thế giới.

C. Chi phối các nước tư bản đồng minh.

D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Câu 14. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN?

A. Hội nghị Băng cốc ngày 8- 8-1967.

B. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 2 năm 1976

C. Hội nghị Băngcoc Thái Lan năm 1999

D. Hội nghị cấp cao Bali tháng 2 năm 1976

Câu 15. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái

C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng rộng khắp cả nước.

D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân.

Câu 16.(TH) Đâu không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954?

A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp - Mỹ.

B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.

C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.

D. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Rơve.

Câu 17. Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói có tính chất lâu dài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi

A. Thành lập "Hũ gạo cứu đói", tổ chức "ngày đồng tâm".

B. "Tấc đất tấc vàng", "không một tấc đất bỏ hoang".

C. "Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!"

D. Bãi bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, giảm tô 25%.

Câu 18. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kỳ 1936 - 1939 là gì?

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.

B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.

D. Chống phát xít và chống phong kiến.

Câu 19. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1939) xác định cách nhiệm vụ cách mạng Đông Dương là gì?

A. nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.

B. chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh.

C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách.

D. Chống phong kiến và chống đế quốc.

Câu 20. Tại hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập

A. Mặt trận Liên Việt. 

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Đồng minh.

D. Mặt trận thống nhất phản đế đông Dương.

Câu 21.(TH) Vì sao Hội nghị Trung ương 8 có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?

A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. Hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.

C. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Câu 22. Chiến thắng nào sau đây đã đưa quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc bộ), mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. 

B. Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950.

C. Cuộc chiến đấu ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16.

D. Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông 1952.

Câu 23. Tình hình các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), là như thế nào?

A. Tất cả đều bị chủ nghĩa thức dân nô dịch.

B. Đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản).

C. Các quốc gia vẫn giữ được độc lập tương đối.

D. Là các quốc gia Phong kiến lạc hậu đứng trước nguy cơ bị xâm lược.

Câu 24. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã diễn ra qua ba chiến dịch lớn là

A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Xuân Lộc.

B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Buôn Ma Thuột.

C. Tây Nguyên, Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.

D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.

Câu 25. Bước vào đông – xuân 1953 - 1954, Pháp – Mĩ âm mưu giành một thắng lợiquân sự quyết định nhằm

A. "kết thúc nhanh chóng chiến tranh ở Việt Nam".

B. "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

C. "nhanh chóng kiểm soát tình hình chiến trường".

D. "giành thế chủ động trên chiến trường Đông Dương".

Câu 26. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ "đánh cho Mỹ cút" bằng thắng lợi nào?

A. Ký hiệp định Giơnevơ ngày 21- 7-1954.

B. Ký hiệp định Pari năm ngày 21- 7-1975.

C. Ký hiệp định Giơnevơ ngày 27- 1- 1954.

D. Ký hiệp định Pari năm ngày 27- 1-1973.

 

Câu 27. Sự kiện lịch sử nào buộc Mỹ phải tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.

B. Cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường năm 1965.

C. Chiến dịch tấn công vào ấp Bình Giã năm 1964.

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

Câu 28. Đường lối đổi mới về chính trị ở nước ta được Đảng ta đề ra trong Đại hội VI (12- 1986) là nội dung nào sau đây?

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

B. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa,bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc,chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 29.(NB)  Toàn bộ nội dung của hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành

A. khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.

B. bản tuyên bố thành lập tổ chức quốc tế là Liên Hợp Quốc.

C. cơ sở pháp lí để các nước phân chia quyền lợi sau chiến tranh.

D. trật tự thế giới mới do Liên Xô và Mỹ đứng đầu.

Câu 30.(TH) Nguyên nhân quyết định thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là gì?

A. Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Do truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

C. Do tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

D. Do sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN anh em.

Câu 31. Bước vào đông-xuân 1953-1954, âm mưu của Pháp-Mỹ là

A. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trườngBắc Bộ.

B. giành thắng lợi quân sự quyết định nhằm "kết thúc chiến tranh danh dự".

C. giành thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. giành thắng lợi để tranh thủ sự ủng hộ của thế giới trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 32. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?

A. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 

B. Cuộc tiến công Chiến lược Đông–Xuân 1953- 1954

C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

D. Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết.

Câu 33. Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc "Dùng người Việt đánh người Việt", "Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương" nhằm

A. tận dụng xương máu của người Việt Nam.

B. tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn.

C. rút dần quân Mỹ và quân Đồng minh.

D. giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.

Câu 34. Nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 là đấu tranh đòi:

A. Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

B. Giải phóng giai cấp công nhân, nông dân.

C. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

D. Độc lập tự do, dân sinh, dân chủ.

Câu 35. Nguyễn Ái Quốc bước đầu kết hợp Chủ nghĩa yêu nước với Chủ nghĩa Mác Lê- nin, Người đã thành lập tổ chức nào ở nước ngoài?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. 

B. Tổ chức Tâm Tâm xã.

C. Cường học thư xã. 

D. Nam đồng thư xã.

Câu 36. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp hay bộ phận nào trong xã hội Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc xác định là lực lượng cách mạng?

A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. 

B. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; đối với tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ có thể lợi dụng hoặc trung lập.

D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

Câu 37. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX), Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nhẹ, nhất là hàng tiêu dùng.

B. Công nghiệp quốc phòng, nhất là tàu ngầm.

C. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

D. Công nghiệp nặng và chế tạo máy móc.

Câu 38. Ý nào sau đây không phải là đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987?

A. Tiến hành cải cách, mở cửa.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

D. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, chuyển nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Câu 39. Điểm mới của Hội nghị lần thứ tám (5-1941) so với Hội nghị lần sáu (11-1939) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Đông Dương là

A. thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng dất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

D. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quôc và phong kiến.

Câu 40. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Uỷ ban khởi toàn quốc khi

A. Đảng ta nhận được những thông tin về phát xít Nhật sắp đầu hàng.

B. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim bị khủng hoảng sâu sắc.

C. Nội các Nhật Bản thông qua quyết định đầu hàng.

D. Phát xít Đức chính thức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

Lời giải chi tiết

1.A

2.D

3.D

4.A

5.D

6.B

7.D

8.C

9.C

10.C

11.B

12.B

13.A

14.D

15.C

16.D

17.C

18.C

19.C

20.B

21.B

22.B

23.B

24.D

25.B

26.D

27.D

28.D

29.A

30.A

31.B

32.A

33.A

34.A

35.A

36.C

37.C

38.D

39.B

40.A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí