Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414) không mang đặc điểm nào sau đây?

A. Trần Quý Khoáng xưng là Giản Định hoàng đế.

B. Phát triển nhanh chóng ở vùng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

C. Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1414.

D. Minh chứng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 2. Mục đích quan trọng nhất của nhà Minh khi thực hiện những chính sách cai trị tàn bạo và thâm độc ở nước ta là gì?

A. biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc.

B. vơ vét tối đa sức người sức của.

C. đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

D. thực hiện hiệu quả chính sách đồng hóa.

Câu 3. Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) có đặc điểm gì nổi bật?

A. Lãnh đạo là các quý tộc nhà Hồ.

B. Có sự thống nhất trên phạm vi cả nước.

C. Một số cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

D. Nổ ra sớm, liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.

Câu 4. Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) là gì?

A. Chưa có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.

B. Những người lãnh đạo thiếu đoàn kết.

C. Chưa có sự tham gia của đông đảo nhân dân.

D. Chưa nổ ra sớm và liên tục.

Câu 5. Đường lối kháng chiến của nhà Hồ có điểm gì khác so với nhà Trần?

A. Thiên về phòng thủ, bị động.

B. Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui.

C. Huy động sức mạnh toàn dân.

D. Thực hiện “Vườn không nhà trống”.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 6. Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.A

3.C

4.D

5.B

6.B

7.D

8.A

9.D

10.B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 84, suy luận.

Cách giải:

- Đáp án B, C, D: là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414).

- Đáp án A: là đặc điểm của khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409), Trần Quý Khoáng xưng là Trùng Quang đế.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Những chính sách thống trị của nhà Minh thực hiện đều nhằm mục đích quan trọng nhất là biến nước ta thành một quận, huyện của Trung Quốc. Phân tích từng chính sách có thể thấy rõ.

- Nhà Minh đã xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Gia Chỉ cũng có nghĩa muốn biến nước ta thành một quận của Trung Quốc về lâu dài. Xóa bỏ tên nước ta trên bản đồ thế giới.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa, đốt sách => bản chất là chính sách ngu dân và bắt nhân dân phải theo phong tục của người Trung Quốc. Bởi đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc cũng chính là làm mất đi độc lập.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) có những đặc điểm nổi bật sau:

- Lãnh đạo: các quý tộc nhà Trần.

- Thời gian hoạt động: nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), nổ ra liên tục, hoạt động trong thời gian ngắn.

- Phạm vi hoạt động: diễn ra lẻ tẻ trên phạm vi cả nước.

- Kết quả: đều thất bại.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nguyên nhân đưa đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh dưới (trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) bao gồm:

- Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa có sự phối hợp để tạo nên một phong trào chung, thống nhất.

- Nội bộ những người lãnh đạo mâu thuẫn, thiếu đoàn kết với nhau làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp. Tiêu biểu như khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409), Trần Ngỗi đã nghe lời gièm pha, giết chết hai tướng thân cận là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: so sánh, liên hệ.

Cách giải:

Sự khác nhau trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ:

- Nhà Trần:

+ Tiến hành kháng chiến dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, “lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh”, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

+ Vừa đánh cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, buộc giặc phải đánh theo cách đánh của ta.

- Nhà Hồ: lại dựa vào lực lượng quân đội, không dựa vào dân và không đoàn kết huy động được toàn dân đánh giặc, chiến đấu đơn độc, thiên về phòng thủ bị động.

Chọn: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

 Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng bởi vì:

- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.

- Thêm vào đó, những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.