Bài 1 trang 189 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao>
Biểu diễn các số đó trong mặt phẳng phức.
Cho các số phức \(2 + 3i; 1 + 2i; 2 – i\)
LG a
Biểu diễn các số đó trong mặt phẳng phức.
Phương pháp giải:
Số phức z=a+bi có điểm biểu diễn M(a;b).
Lời giải chi tiết:
Các điểm A, B, C lần lượt biểu diễn các số phức \(1 + 2i;2 + 3i; 2 – i\)
LG b
Viết số phức liên hợp của mỗi số đó và biểu diễn chúng trong mặt phẳng phức.
Lời giải chi tiết:
Số phức liên hợp của \(2 + 3i\) là: \(2-3i\)
Số phức liên hợp của \(1 + 2i\) là: \(1-2i\)
Số phức liên hợp của \(2 -i\) là: \(2+i\)
Các điểm M, N, P lần lượt biểu diễn các số phức: \(2-3i\), \(1-2i\), \(2+i\)
LG c
Viết số đối của mỗi số phức đó và biểu diễn chúng trong mặt phẳng phức.
Lời giải chi tiết:
Các số đối của \(2 + 3i; 1 + 2i\) và \(2 – i\) lần lượt là: \(-2 – 3i; -1 – 2i\) và \(-2 + i\) được biểu diễn bởi các điểm: P, Q, R.
Loigiaihay.com
- Bài 2 trang 189 SGK Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 3 trang 189 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 4 trang 189 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 5 trang 190 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 6 trang 190 SGK Giải tích 12 nâng cao
>> Xem thêm