Bài 1 trang 53 Vở bài tập toán 7 tập 1


Đề bài

Cho biết hai đại lượng \(x\) và \(y\) tỷ lệ thuận với nhau và khi \(x = 6\) thì \(y = 4\).

a) Tìm hệ số tỉ lệ \(k\) của \(y\) đối với \(x\);

b) Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\);

c) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 9; x = 15\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức: \(y = kx\) (với \(k\) là hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k.\)

Vậy muốn tìm hệ số tỉ lệ \(k\) ta lấy \(y: x\).

Lời giải chi tiết

a) Tìm hệ số tỉ lệ \(k\) của \(y\) đối với \(x\);

Vì \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) nên ta có \(x = ky\)           (1).

Khi \(x = 6\) và \(y = 4\) thay vào (1) ta có: \(6 =k.4 \). Suy ra \(k = \dfrac{3}{2}\).

Mặt khác \(y\) cũng tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}= \dfrac{2}{3}\)

b) Biểu diễn \(y\) theo \(x\);

Vì \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}= \dfrac{2}{3}\) nên ta có \(y = \dfrac{2}{3}x\)                 (2)

c) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 9; x = 15\).

Thay \(x = 9\) vào (2) ta có \(y =\dfrac{2}{3}.9= 6\).

Thay \(x = 15\) vào (2) ta có \(y =\dfrac{2}{3}.15= 10\).

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 17 phiếu

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.