Bài IV.8 trang 55 SBT Vật Lí 11


Giải bài IV.8 trang 55 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện có cường độ 4,0 A và 6,0 A chạy ngược chiều nhau trong hai dây dẫn thẳng dài song song,

Đề bài

Hai dòng điện có cường độ 4,0 A và 6,0 A chạy ngược chiều nhau trong hai dây dẫn thẳng dài song song, đặt cách nhau 5,0 cm trong không khí. Xác định lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây dẫn có dòng điện chạy qua

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng biểu thức tính cảm ứng từ: \( B= 2.10^{-7}\dfrac{I}{r}\)

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

Dòng điện I1 gây ra tại điểm M nằm trên dòng điện I2, cách I1một khoảng a = 5,0 cm một từ trường có cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_1}} \) hướng vuông góc với mặt phẳng (I1; I2) (Hình IV.2G) và có độ lớn

\(B_1 = 2.10^{-7}\dfrac{I_1}{a} \)

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ \(\overrightarrow {{F_1}} \) do \(\overrightarrow {{B_1}} \) tác  dụng lên I2 là lực đẩy nằm trong mặt phẳng (I1; I2), hướng vuông góc với \(\overrightarrow {{B_1}} \) và I2, có độ lớn :

\({F_1} = {B_1}{I_2}\ell = {2.10^{ - 7}}.{\dfrac{I_1}{a}}{I_2}\ell \)

Từ đó suy ra độ lớn của lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn có dòng điện I2 :

\(F_{01} = \dfrac{F_1}{\ell } = 2.10^{ - 7}.{\dfrac{I_1}{a}}.{I_2}\)

Thay số, ta được :  

\({F_{01}} = {2.10^{ - 7}}.{\dfrac{4,0}{5.10^{ - 2}}}.6,0 = {9,6.10^{ - 5}}N\)

Lập luận tương tự như trên, ta xác định được lực từ  \(\overrightarrow {{F_2}} \) do \(\overrightarrow {{B_2}} \)  tác dụng lên I1  cũng là lực đẩy nằm trong mặt phẳng (I1; I2) hướng vuông góc với \(\overrightarrow {{B_2}} \)  và I1, có độ lớn F2 = F1, tức là:

\({F_2} = {B_2}{I_1}\ell = {2.10^{ - 7}}.{\dfrac{I_2}{a}}{I_1}\ell = {F_1}\)

Như vậy, lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn có dòng điện I1 cũng có độ lớn

\({F_{02}} = \dfrac{F_2}{\ell } = 2.10^{ - 7}.{\dfrac{I_2}{a}}.{I_1} = {9,6.10^{ - 5}}T = {F_{01}}\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài IV.9 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.9 trang 55 SBT Vật Lí 11. Ba dòng điện có cùng cường độ I1 = I2 = I3 = I và cùng chiều chạy trong ba dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng, song song cách đều nhau.

  • Bài IV.10* trang 56 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.10* trang 56 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện cường độ 2,0 A và 4,0 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đồng phẳng và được đặt vuông góc với nhau trong không khí. Xác định

  • Bài IV.11* trang 56 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.11* trang 56 SBT Vật Lí 11. Hai dòng điện cường độ I1 = 6,0 A và I2 = 9,0 A có chiều ngược nhau chạy qua hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau 100 mm trong không khí.

  • Bài IV.7 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.7 trang 55 SBT Vật Lí 11. Cho hai dòng điện có cùng cường độ 8 A chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, đặt vuông góc với nhau, cách nhau một khoảng 8,0 cm trong chân không

  • Bài IV.6 trang 55 SBT Vật Lí 11

    Giải bài IV.6 trang 55 SBT Vật Lí 11. Bắn một prôtôn với vận tốc 1,5.10^5 m/s bay vào một từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường sức từ

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.