Bài VII.7, VII.8 trang 96 SBT Vật lý 11


Giải bài VII.7, VII.8 trang 96 SBT Vật lý 11. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và gấp hai lần vật. Để ảnh rõ nét của vật trên màn gấp ba lần vật,

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài VII.7

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f.  Đặt thấu kính này giữa vật AB và màn (song song với vật) sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và gấp hai lần vật.  Để ảnh rõ nét của vật trên màn gấp ba lần vật, phải tăng khoảng cách vật - màn thêm 10 cm. Tính tiêu cự f của thấu kính.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính số bội giác: \(k=-\dfrac{d'}{d}\)

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài:

\(k_1 = -2 \to - \dfrac{d_1'}{d_1} = -2 \to d_1' = 2d_1\)

Ta cũng có: 

\({k_1} = \dfrac{f}{f - d_1} = - 2 \Rightarrow {d_1} = {\dfrac{3f}{2}}\)

Vậy \(L_1 = d_1 + d_1' = \dfrac{9f}{2}\)

Xem Hình VII.1G.

Tương tự: \(k_2 = -3 \to L_2 = d_2 + d_2'= \dfrac{16f}{3}\)

Do đó:

\(L_2 – L_1 = 10cm \\\to \dfrac{5f}{6} = 10cm \to f = 12cm.\)

Vậy tiêu cự f của thấu kính là: 12cm

Bài VII.8

Một thấu kính phân kì L1 có tiêu cự f = -20 cm. S là điểm sáng ở vô cực trên trục chính.

a) Xác định ảnh S1 tạo bởi Ll

b) Ghép thêm thấu kính hội tụ L2 sau L1 đồng trục. Sau L2 đặt một màn vuông góc với trục chính chung và cách L1 một đoạn 100 cm.

Khi tịnh tiến L2, chỉ có một vị trí duy nhất của L2 tạo ảnh sau cùng rõ nét trên màn. Tính f2.

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính tiêu cự: \(\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\)

Lời giải chi tiết:

a) d1 --> ∞; d1’ = f1 = -20cm

b)  Khi S2’ hiện trên màn (Hình VII.2G) ta có:

d2 + d2’ = l + |f1| = L = const

\(\eqalign{
& \Rightarrow {d_2} + {{{d_2}{f_2}} \over {{d_2} - {f_2}}} = L \cr 
& \Rightarrow d_2^2 - L{d_2} + L{f_2} = 0 \cr} \)

Vì chỉ có một vị trí của Lnên phương trình trên có nghiệm kép.

\(\eqalign{
& \Delta = {L^2} - 4L{f_2} = 0 \cr 
& \Rightarrow {f_2} = {L \over 4} = {{120} \over 4} = 30cm \cr} \)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài VII.9 trang 96 SBT Vật lý 11

    Giải bài VII.9 trang 96 SBT Vật lý 11. Một mắt cận có điểm C_v cách mắt 50 cm. a) Xác định loại và độ tụ của thấu kính mà người cận thị phải đeo lần lượt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật: - Ở vô cực - Cách mắt 10 cm.

  • Bài VII.10 trang 97 SBT Vật lý 11

    Giải bài VII.10 trang 97 SBT Vật lý 11. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f_1= 1 cm ; thị kính có tiêu cự f_2= 4cm . Độ dài quang học của kính là 16 cm.

  • Bài VII.5, VII.6 trang 95, 96 SBT Vật lý 11

    Giải bài VII.5, VII.6 trang 95, 96 SBT Vật lý 11. Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực G = delta Df_1f_2 thì đại lượng delta là gì?

  • Bài VII.1, VII.2, VII.3, VII.4 trang 94, 95 SBT Vật lý 11

    Giải bài VII.1, VII.2, VII.3, VII.4 trang 94, 95 SBT Vật lý 11 Ga-li-lê là người đầu tiên chế tạo kính thiên văn để quan sát bầu trời. Nhà bác học này có sáng kiến dùng thấu kính hội tụ làm vật kính và thấu kính phân kì làm thị kính. Có hai phiên bản:

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.