Giải bài 8.20 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Tải về

Các quá trình thực tế đưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.

Hiện tượng thực tế

Khái niệm

1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện

 

2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất

 

3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau…

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất

- Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất

- Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất

- Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

- Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất

Lời giải chi tiết

 

Hiện tượng thực tế

Khái niệm

1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện

Sự đông đặc

2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất

Sự bay hơi và sự ngưng tụ

3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau…

Sự nóng chảy và sự đông đặc

 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 12 phiếu
Tải về
  • Giải bài 8.21 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon đioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyền từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.

  • Giải bài 8.22 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước vào tới gần đầy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại sôi. a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi? b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước? c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC? d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước?

  • Giải bài 8.19 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống

  • Giải bài 8.18 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

  • Giải bài 8.17 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37 °C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113 °C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chí có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tỉnh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm đề chứng tỏ parafn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí