Giải bài 8.16 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

Tải về

Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Đề bài

Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ, khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:

+ Thể (rắn, lỏng, khí)

+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng

+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác

+ Tính nóng chảy, sôi của một chất

+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện

- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới

+ Chất bị phân hủy

+ Chất bị đốt cháy

Lời giải chi tiết

- Tính chất vật lí: chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác.

- Tính chất hoá học: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ, khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.


Loigiaihay.com



Bình chọn:
4.6 trên 16 phiếu
Tải về
  • Giải bài 8.17 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37 °C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113 °C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chí có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tỉnh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm đề chứng tỏ parafn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

  • Giải bài 8.18 trang 23 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

  • Giải bài 8.19 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống

  • Giải bài 8.20 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Các quá trình thực tế đưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.

  • Giải bài 8.21 trang 24 sách bài tập KHTN 6 – Chân trời sáng tạo

    Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon đioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyền từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí