Bài 1,2,3 mục I trang 81,82,83 Vở bài tập Sinh học 8


Giải bài 1,2,3 mục I Nhận thức kiến thức trang 81,82,83 VBT Sinh học 8: Quan sát sơ đồ hình 32 – 1 SGK, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

1. Quan sát sơ đồ hình 32 – 1 SGK, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

2.Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

3.Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?

Lời giải chi tiết:

1.Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.

2.

- Trao đổi chất gồm cấp độ tế bào và cơ thể: là quá trình tế bào nhận chất dinh dưỡng và khí ôxi từ máu và nước mô; đồng thời thải các chất thải ra môi trường ngoài.

- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng là biểu hiện bên trong của quá trình trao đổi chất. Gồm 2 quá trình: tổng hợp chất, tích lũy năng lượng, đồng thời xảy ra quá trình ôxi hóa để phân giải chất và giải phóng năng lượng.

3.Năng lượng giải phóng ở tế bào cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào (để sinh công, tổng hợp chất mới, sinh ra nhiệt bù vào phần nhiệt đã mất…)

Bài tập 2

1. Lập bảng so sánh đồng hoá và dị hoá.

2. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.

3. Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở những cơ thể khác nhau (về độ tuổi, trạng thái cơ thể ...) biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

1.Bảng so sánh:

Đồng hóa Dị hóa

- Tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản trong tế bào thành những chất đặc trưng.

- Tích lũy năng lượng

- Phân giải chất tích lũy trong quá trình đồng hóa thành các chất đơn giản.

- Bẻ gãy liên kết hóa học để giải phóng năng lượng

2.Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:

- Đồng hóa tạo nguyên liệu cho dị hóa.

- Dị hóa cung cấp năng lượng cho đồng hóa.

→ Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.

3.Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thì sẽ khác nhau:

 - Lứa tuổi: Ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

- Trạng thái: Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá.

Bài tập 3

Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” vẫn tiêu dùng năng lượng.

Khi đó, cơ thể nằm nghỉ không cử động, chỉ một phần năng lượng tiêu tốn cho hoạt động của tuần hoàn, hô hấp và bài tiết, còn phần lớn là dùng năng lượng để duy trì thân nhiệt. 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.8 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí