Đề số 49 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí >
Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí đề trắc nghiệm
Đề bài
Câu 1: Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với biên độ A. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Vật sẽ tiếp tục dao động với biên độ dao động bằng
A. \(\dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\) . B. A.
C. \(\sqrt 2 A\) . D. \(\dfrac{A}{2}\) .
Câu 2: Trong dao động điều hòa thì
A. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn là những vecto không đổi.
B. vecto vận tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật, vecto gia tốc hướng về vị trí cân bằng.
C. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng.
D. vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn cùng hướng với chuyển động của vật.
Câu 3: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ cứng k = 80 N/m, vật nặng khối lượng m = 200 g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm, lấy g = 10 m/s2. Trong một chu kì T, thời gian lò xo giãn là
A. \(\dfrac{\pi }{{30}}\) s. B. \(\dfrac{\pi }{{15}}\) s.
C. \(\dfrac{\pi }{{12}}\) s. D. \(\dfrac{\pi }{{24}}\) s.
Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m treo ở trần một thang máy, khi thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc \(a = \dfrac{g}{2}\) (g = π2 m/s2) thì chu kì dao động bé của con lắc là
A. 4 s. B. 2,83 s.
C. 1,64 s. D. 2 s.
Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ nét nhất khi
A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. tần số của lực cưỡng bức lớn.
C. lực ma sát của môi trường lớn.
D. lực ma sát của môi trường nhỏ.
Câu 6: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm lò xo độ cứng k = 100 N/m và vật nặng khối lượng m = 100 g. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới làm lò xo giãn 3 cm rồi truyền cho nó vận tốc \(20\pi \sqrt 3 \) cm/s hướng lên. Lấy \({\pi ^2} = 10\), g = 10 m/s2. Trong khoảng thời gian 0,25 chu kì quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 4,00 cm. B. 8,00 cm.
C. 5,46 cm. D. 2,54 cm.
Câu 7: Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m. Nếu tăng khối lượng của vật thành 2m thì tần số dao động của vật là
A. f. B. 2f.
C. \(\sqrt 2 f\). D. \(\dfrac{f}{{\sqrt 2 }}\).
Câu 8: Hai vật A và B lần lượt có khối lượng là 2m và m được nối với nhau và treo vào một lò xo thẳng đứng bằng các sợi dây mảnh, không dãn như hình vẽ. g là gia tốc rơi tự do. Khi hệ đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta cắt đứt dây nối hai vật. Gia tốc của A và B ngay sau khi dây đứt lần lượt là
A. \(\dfrac{g}{2}\) và \(\dfrac{g}{2}\)
B. g và \(\dfrac{g}{2}\) .
C. \(\dfrac{g}{2}\) và g
D. g và g.
Câu 9: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, từ vị trí cân bằng O kéo con lắc về phía dưới theo phương thẳng đứng thêm 3 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Khi con lắc cách vị trí cân bằng 1 cm, tỷ số giữa thế năng và động năng của hệ dao động là
A. \(\dfrac{1}{8}\) . B. \(\dfrac{1}{9}\).
C. \(\dfrac{1}{2}\). D. \(\dfrac{1}{3}\).
Câu 10: Một vật tham gia đồng thời hai dao động cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 3 cm và \({A_2} = 4\)cm. Biên độ của dao động tổng hợp không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 5,7 cm. B. 1,0 cm.
C. 7,5 cm. D. 5,0 cm.
Câu 11: Pha ban đầu của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào
A. đặc tính của hệ dao động.
B. biên độ của vật dao động.
C. gốc thời gian và chiều dương của hệ tọa độ.
D. kích thích ban đầu.
Câu 12: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 2\cos \left( {3\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\) cm. Số lần vật đạt vận tốc cực đại trong giây đầu tiên là
A. 1 lần. B. 2 lần.
C. 3 lần. D. 4 lần.
Câu 13: Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 2 s. Biết vận tốc trung bình trong một chu kì là 4 cm/s. Giá trị lớn nhất của vận tốc trong quá trình dao động là
A. 6 cm/s. B. 5 cm/s.
C. 6,28 cm/s. D. 8 cm/s.
Câu 14: Con lắc lò xo gồm vật nặng treo dưới lò xo dài, có chu kì dao động là T. Nếu lò xo bị cắt bớt \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài thì chu kì dao động của con lắc mới là
A. 3T. B. 2T.
C. \(\dfrac{T}{3}\) . D. \(\dfrac{T}{{\sqrt 3 }}\) .
Câu 15: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(πt + j) cm. Tại thời điểm ban đầu vật có li độ 2 cm và đang chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. Pha ban đầu của dao động điều hòa là
A. \(\dfrac{\pi }{3}\) rad. B. \( - \dfrac{\pi }{3}\) rad.
C. \(\dfrac{\pi }{6}\) rad. D. \( - \dfrac{\pi }{6}\) rad.
Câu 16: Một vật thực hiện đồng thời hai ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = 2\cos \left( {3t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\) cm, \({x_2} = 2\cos \left( {3t} \right)\) cm, \({x_3} = - 2{\rm{cos}}\left( {3t} \right)\) cm. Phương trình dao động tổng hợp của vật là
A. \(x = 2\cos \left( {3t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\)cm.
B. \(x = 2\cos \left( {3t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\)cm.
C. \(x = \sqrt 3 \cos \left( {3t + \pi } \right)\)cm.
D. \(x = 2\cos \left( {3t - \dfrac{\pi }{6}} \right)\)cm.
Câu 17: Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng có khối lượng m = 400 g, lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 3 cm rồi thả nhẹ để vật dao động. Hệ số ma sat giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,005, lấy g = 10 m/s2. Biên độ còn lại sau chu kì đầu tiên là
A. 2,22 cm. B. 1,23 cm.
C. 0,1 cm. D. 2,92 cm.
Câu 18: Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc a0 = 50. Với li độ góc a bằng bao nhiêu thì động năng của con lắc gấp 2 lần thế năng?
A. a = ± 3,450. B. a = 2,890.
C. a = ± 2,890. D. a = 3,450.
Câu 19: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 4\cos \left( {20t - \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\) (cm; s). Vận tốc trung bình của vật sau khoảng thời gian \(t = \dfrac{{19\pi }}{{60}}\) s kể từ khi bắt đầu dao động là
A. 52,27 cm/s. B. 50,71 cm/s.
C. 50,28 cm/s. D. 54,31 cm/s.
Câu 20: Một vật dao động điều hòa trên một đoạn đường thẳng. Nó lần lượt rời xa và sau đó tiến lại gần điểm A. Tại thời điểm t1 vật xuất hiện gần điểm A nhất và tại thời điểm t2 xa điểm A nhất. Như vậy
A. tại thời điểm t1 vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t2 có vận tốc nhỏ nhất.
B. tại thời điểm t2 vật có vận tốc lớn nhất, thời điểm t1 có vận tốc nhỏ nhất.
C. vật có vận tốc lớn nhất tại cả t1 và t2.
D. tại cả 2 thời điểm t1 và t2 vật đều có vận tốc bằng không.
Câu 21: Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 2\cos \left( {5\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\) + 1 cm. Trong giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có ly độ x = 2 cm theo chiều dương được mấy lần?
A. 2 lần. B. 3 lần.
C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 22: Chu kì của dao động điều hòa là
A. khoảng thời gian ngắn nhất để gia tốc của vật có giá trị như ban đầu.
B. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí ban đầu.
C. khoảng thời gian ngắn nhất để vận tốc của vật có giá trị như ban đầu.
D. khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về trạng thái ban đầu.
Câu 23: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 1 m, lấy g = 9,8 = π2 m/s2. Số lần động năng bằng thế năng trong khoảng thời gian 4 s là
A. 16. B. 6.
C. 4. D. 8.
Câu 24: Một con lắc lò xo gồm lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 100 N/m, khối lượng của vật \(m = 1\)kg. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng x = +3 cm, và truyền cho vật vận tốc v = 30 cm/s, ngược chiều dương, chọn t = 0 là lúc vật bắt đầu chuyển động. Phương trình dao động của vật là
A. \(x = 3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {10t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\) cm.
B. \(x = 3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {10t - \dfrac{\pi }{4}} \right)\) cm.
C. \(x = 3\sqrt 2 {\rm{cos}}\left( {10t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\) cm.
D. \(x = 3\sqrt 2 \sin \left( {10t + \dfrac{\pi }{4}} \right)\) cm.
Câu 25: Một vật dao động điều hòa, tại vị trí động năng gấp 2 lần thế năng, gia tốc của vật nhỏ hơn gia tốc cực đại
A. 2 lần. B. \(\sqrt 2 \) lần.
C. 3 lần. D. \(\sqrt 3 \) lần.
Câu 26: Khi con lắc đơn dao động
A. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.
B. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất.
C. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.
D. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất nhất.
Câu 27: Một thang máy chuyển động với gia tốc nhỏ hơn gia tốc trọng trường g tai nơi đặt thang máy. Trong thang máy có con lắc đơn dao động nhỏ. Chu kì dao động của con lắc khi thang máy đứng yên bằng 1,1 lần khi thang máy chuyển động. Điều đó chứng tỏ vecto gia tốc của thang máy
A. hướng lên trên và độ lớn là 0,11g.
B. hướng lên trên và có độ lớn là 0,21g.
C. hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,11g.
D. hướng xuống dưới và có độ lớn là 0,21g.
Câu 28: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 1 kg gắn với một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 100 N/m thực hiện dao động điều hòa. Tại thời điểm t = 1 s, vật có li độ x = 0,3 m và vận tốc v = - 4 m/s. Biên độ dao động của vật
A. 0,3 m. B. 0,4 m.
C. 0,5 m. D. 0,6 m.
Câu 29: Phương trình dao động của một chất điểm có dạng \(x = A\cos \left( {\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\) cm. Gốc thời gian đã được chọn lúc nào?
A. Lúc vật qua vị trí x = + A.
B. Lúc vật qua vị trí x = - A.
C. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
D. Lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
Câu 30: Vật có khối lượng m treo vào lò xo có độ cứng k. Kích thích cho vật dao động điều hòa với biên độ 3 cm thì chu kì dao động của nó là T = 0,3 s. Nếu kích thích cho vật dao động với biên độ bằng 6 cm thì chu kì dao động của con lắc là
A. 0,3 s. B. 0,15 s.
C. 0,6 s. D. 0,423 s.
Câu 31: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(wt + j). Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ x và vận tốc v là
A. đường thẳng.
B. đường tròn.
C. đường Parabol.
D. đường elip.
Câu 32: Một vật m = 5 kg được treo vào một lò xo. Vật dao động điều hòa với T = 0,5 s. Chiều dài lò xo sẽ thu ngắn lại một đoạn bao nhiêu kể từ vị trí cân bằng nếu người ta bỏ vật đi?
A. 0,75 cm. B. 1,50 cm.
C. 3,13 cm. D. 6,20 cm.
Câu 33: Một con lắc đơn dài l = 120 cm. Người ta thay đổi độ dài của nó sao cho chu kì dao động mới chỉ bằng 90% chu kì dao động ban đầu. Tính độ dài mới l’?
A. 148,148 cm. B. 133,33 cm.
C. 108 cm. D. 97,2 cm.
Câu 34: Hai con lắc dơn có chu kì T1 = 2,0 s và T2 = 3,0 s. Tính chu kì con lắc đơn có độ dài bằng tổng chiều dài hai con lắc nói trên?
A. T = 2,5 s. B. T = 3,6 s.
C. T = 4,0 s. D. T = 5,0 s.
Câu 35: Một vật dao động điều hòa với tần số 2,5 Hz và có biên độ 0,020 m. Vận tốc cực đại của nó bằng
A. 0,008 m/s. B. 0,050 m/s.
C. 0,125 m/s. D. 0,314 m/s.
Câu 36: Phương trình tọa độ của một chất điểm M dao động điều hòa có dạng x = - 6cos(10t) cm. Li độ của M khi pha dao động là \(\left( { - \dfrac{\pi }{3}} \right)\) bằng
A. 3 cm. B. -3 cm.
C. \(3\sqrt 2 \) cm. D. \( - 3\sqrt 2 \) cm.
Câu 37: Một vật có khối lượng 0,4 kg được treo vào lò xo có độ cứng 80 N/m. Vật được kéo theo phương thẳng đứng ra khỏi vị trí cân bằng bằng một đoạn bằng 0,1 m rồi thả cho dao động. Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng là
A. 0 m/s. B. 1 m/s
C. 1,4 m/s. D. 0,1 m/s.
Câu 38: Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ. Chu kì của con lắc không thay đổi khi
A. Thay đổi chiều dài của con lắc.
B. Thay đổi gia tốc trọng trường.
C. Tăng biên độ góc lên đến 300.
D. Thay đổi vị trí địa lý đặt con lắc.
Câu 39: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo 8 cm với tần số 2 Hz. Tính thời gian ngắn nhất vật đi từ x = 2 cm đến x = -2 cm:
A. 0,083 s. B. 0,17 s.
C. 0,25 s. D. 0,33 s.
Câu 40: Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng \({m_2} = 3,75\) kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật sao cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π2 = 10, khi lò xo giãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là
A. 2,28 cm. B. 4,56 cm.
C. 16 cm. D. 8,56 cm.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
B |
B |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
D |
C |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
A |
C |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
C |
A |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
B |
D |
D |
C |
D |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
B |
C |
D |
A |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
D |
D |
D |
B |
D |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
C |
C |
A |
A |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí tại Tuyensinh247.com
Loigiaihay.com
- Đề số 50 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí
- Đề số 51 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí
- Đề số 52 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí
- Đề số 53 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí
- Đề số 54 - Đề thi thử THPT Quốc gia Vật lí
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử
- Phương pháp giải bài tập phân hạch - nhiệt hạch
- Phương pháp giải bài tập về phóng xạ
- Phương pháp giải bài tâp phản ứng hạt nhân
- Phương pháp giải bài tập của chuyển động electron quang điện trong điện trường đều và từ trường đều
- Phương pháp giải bài tập về cường độ dòng quang điện bão hòa và hiệu suất lượng tử