Viết đoạn văn phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu>
Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa nỗi sầu tủi về thân phận của ông Đồ như đã thấm sâu vào từng sự vật
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Bài siêu ngắn
Những câu thơ trên không chỉ tả cảnh mà còn tả tình. Với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, giấy mực cũng có cảm xúc sâu buồn giống như con người khi bị lãng quên. Hình ảnh lá vàng rơi, mưa bụi bay càng gợi sầu buồn, xót xa hơn trước thực tại.
Bài mẫu 1
Hai câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa nỗi sầu tủi về thân phận của ông Đồ như đã thấm sâu vào từng sự vật.
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
Bài mẫu 2
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
là những câu thơ không chỉ tả cảnh. Tác giả đã dùng biện pháp nhân hoá làm cho giấy, mực, những vật vô tri cũng biết sầu buồn. Phải chăng, cái buồn của bản thân ông đồ cũng làm lây nhiễm sang cảnh vật? Lá vàng, mưa bụi thật là buồn. Lá lại rơi trên giấy không thắm, mưa bụi lại làm cho cảnh vật như nhoè mờ. Ông đồ đã bị lãng quên, càng bị khuất lấp. Những câu thơ như thế đã làm cho bài thơ tạo được cho người đọc ấn tượng và ám ảnh sâu sắc.
Bài mẫu 3
Những câu thơ này vừa tả cảnh vừa tả tình. Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Những tờ giấy đỏ được bày ra nhưng không được đụng đến, chúng phải nằm một chỗ cảm giác như không ai cần, không ai thèm để ý. Mực được để trong nghiên nhưng cũng chẳng được sử dụng. Cảnh chính là giấy đỏ nằm im không được sử dụng, mực không sóng sánh. Tình là cái buồn man mác của nỗi cô đơn của mực và giấy cũng là nỗi buồn của ông đồ. Lá vàng rơi, mưa bay lất phất ngoài trời là cảnh, cảnh này tạo nên tình cảnh tiêu điều, xơ xác man mác buồn. Tình chính là sự cộng hưởng giữa cảnh với cảm xúc trong lòng người. Sự cô đơn, lạc lõng của ông đồ trên phố xá đông người qua lại với mưa bụi bay, với chiếc lá vàng rơi trên giấy càng khiến cho người đọc cảm thấy nao lòng. Sự trân trọng, thành kính với ông đồ - một lớp người xưa cũ, đã không còn, thay vào đó là sự thờ ơ, lạnh lùng đi lướt qua ông của những người qua phố...
- Phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay
- Nêu cảm nhận về nhân vật Ông đồ
- Bằng hình thức đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
- Phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
- Chứng minh: "Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi"
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng