Hướng dẫn viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật tr..

Cách làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7


Dạng bài: Trong các bài học vừa qua, em đã được “làm quen” với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi) An, Cò (Đi lấy mật)... và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số) người thầy (Người thầy đầu tiên)…

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hướng dẫn phân tích đề bài

- Dạng bài: Trong các bài học vừa qua, em đã được “làm quen” với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi) An, Cò (Đi lấy mật)... và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa số) người thầy (Người thầy đầu tiên)... hết lòng yêu thương con trẻ. Chắc hẳn, còn có một số nhân vật mà em từng “gặp gỡ” qua những tác phẩm truyện đã đọc khác. Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em cách viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Yêu cầu: 

+ Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học. 

+ Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

+ Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên bằng chứng trong tác phẩm.

+ Nhận xét được nghệ thuật xây dựng của nhân vật.

Dàn bài chung cho dạng bài

1. Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân đoạn: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm)

_ Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có)

+ Nêu những đặc điểm về ngoại hình lẫn tính cách của nhân vật 

+ Phân tích, chứng minh từng đặc điểm đó (Lưu ý: mỗi đặc điểm ta sẽ triển khai thành một đoạn văn theo hướng diễn dịch với câu chủ đề nêu lên đặc điểm của nhân vật.)

- Phân tích đặc điểm của nhân vật: 

+ Viết câu chủ đề nêu lần lượt các đặc điểm của nhân vật. 

+ Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ. (Cố gắng học thuộc lòng các chi tiết chính, quan trọng và trích dẫn trực tiếp thì bài viết sẽ có giá trị hơn)

- Nhận xét, đánh giá về nhân vật:

+ Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì? 

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.) 

+ Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?

3. Kết đoạn: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

Ví dụ minh hoạ

Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong tác phẩm văn học “Bầy chim chìa vôi” trong Ngữ văn 7, tập một

A. Dàn ý chi tiết:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều, tác phẩm Bầy chim chìa vôi.

- Giới thiệu nhân vật: Mon

2. Thân bài: 

- Mon là nhân vật chính, được tác giả khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói và tính cách.

- Dù vẫn còn nhỏ tuổi, nhưng Mon đã biết lo lắng cho đàn chim chìa vôi đang làm tổ ở ngoài sông.

- Hai giờ sáng, nhưng Mon vẫn chưa thể ngủ được.

- Cậu quay sang gọi anh trai là Mên và liên tục đặt câu hỏi: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”.

- Mon cố gắng nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng rồi sau đó, cậu vẫn lại nhớ đến bầy chim và càng thêm lo lắng cho chúng.

- Mon đã đề nghị anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”.

- Thế rồi, cả hai cùng kéo nhau ra bờ sông bất chấp cơn mưa. Ra đến nơi, khi chứng kiến cảnh những chú chim vút bay lên, cả hai anh em đều không thể thốt lên được tiếng nào.

- Sau tất cả những gì diễn ra trước mắt, Mon không biết mình đã khóc từ lúc nào.

=> Nhân vật Mon được khắc họa qua lời nói và hành động cụ thể. Ngôn từ được sử dụng cũng hết sức trong sáng, hình ảnh gần gũi, quen thuộc..

3. Kết bài:

- Khẳng định lại đặc điểm của nhân vật Mon trong truyện Bầy chim chìa vôi.

B. Các bài văn mẫu tham khảo:

Bài văn mẫu số 1:

Trong câu chuyện, Mon là một đứa trẻ còn khá nhỏ tuổi. Cậu và anh trai là Mên đều có một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương dành cho các con vật. Nhưng khá với sự chín chắn của anh, tình cảm đó được nhân vật Mon bộc lộ một cách trực tiếp và thẳng thắn. Như khi thấy bố bắt về một con cá bóng nhỏ, Mon đã lén giấu bố thả cá đi, mặc kệ việc có thể sẽ bị bố mắng. Tình cảm ấy cũng được bộc lộ rõ nét qua sự kiện giải cứu bầy chim chìa vôi non trong đêm của cậu và anh trai. Khi anh Mên đang nằm suy tư, thì Mon liên tục đặt những câu hỏi về sự an nguy của đàn chim non. Rồi chính cậu cũng là người ra chủ ý rủ anh trai ra bờ sông ngay trong đêm mưa gió để xem xét tình hình. Rõ ràng Mon chỉ mới là một đứa trẻ, thế mà vì thương cho đàn chim non, mà cậu chẳng hề sợ đêm tối, cũng chẳng sợ mưa bão. Tình yêu động vật trong Mon giúp cậu vượt qua mọi nỗi sợ, khiến cậu hồi hộp đến nín thở quan sát bầy chim cố bay lên. Và khiến cậu bất giác rơi nước mắt vì quá hạnh phúc khi giúp giải cứu các chú chim bé nhỏ.

Bài văn mẫu số 2:

Mon là một cậu bé tuy nhỏ tuổi, nhưng lại có trái tim yêu thương động vật vô cùng mạnh mẽ và to lớn. Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét qua từng hành động và lời thoại của em. Như khi thấy bố bắt được con cá bống, Mên đã lén bắt cá và thả đi. Dù em khá sợ bố, nhưng cũng chẳng hề hấn gì tới việc em “giải cứu” cho chú cá cả. Tình yêu thương động vật của Mon, thể hiện rõ nhất là đối với tổ chim chìa vôi non ở bãi cát giữa sông. Giữa đêm mưa gió, em tỉnh giấc không ngủ được vì lo cho bầy chim non. Bao suy nghĩ của em đều xoay quanh những chú chim ấy, lo chúng bị ướt, lo chúng bị nhấn chìm. Là một đứa trẻ, những suy nghĩ của em dễ bị phân tán, nhưng rồi em vẫn quay về tiếp tục hỏi anh Mên về đàn chim non. Chính em còn quyết tâm rủ anh Mên cùng nhau đi ra bờ sông giữa đêm mưa gió, bất chấp nguy hiểm để “mang chúng nó vào bờ”. Sự quyết tâm ấy của Mon khiến em vô cùng nể phục. Bởi ẩn sau một cơ thể bé nhỏ lại là một tinh thần dũng cảm và trái tim to lớn đến thế. Bên cạnh đó, nhân vật Mon cũng là một người em trai hết sức yêu quý và tin tưởng anh mình. Trong truyện ngắn, hầu hết các lời thoại của nhân vật đều bắt đầu bằng cụm từ “Anh ơi”, “Anh Mên”. Lúc nào Mon cũng gọi anh của mình bằng sự tin yêu và gắn bó. Trong tình huống khó khăn, em đặt trọn niềm tin ở anh trai mình, và rất mong có anh ở bên, cùng đồng hành. Điều đó khiến em vô cùng cảm động trước tình cảm anh em thân mật của Mon dành cho Mên.


Bình chọn:
4.3 trên 16 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí