Có ý kiến cho rằng: “Đồng dao mùa xuân – một bài thơ xúc động về người lính”, hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình. >
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đồng dao mùa xuân
- Ấn tượng, cảm xúc khái quát về bài thơ (lí do em muốn chia sẻ cảm xúc về bài thơ)
2. Thân đoạn
- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về nội dung đề tài mà bài thơ phản ánh: Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình làm nên đất nước.
- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về những nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
+ Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ, ý nghĩa của bài thơ đối với con người và cuộc sống: Đọc bài thơ em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã xả thân vì quê hương đất nước. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng ta sự kính phục và suy nghĩ về lối sống xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.
3. Kết đoạn
Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc chung về bài thơ
Bài mẫu 1
Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm là bài thơ viết về người lính hi sinh nơi chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Tác phẩm thể thiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng, lòng biết ơn,… với những con người đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước. có nhiều dòng thơ thấm thía nỗi đau mất mát: “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”,… trước sự ra đi của người lính trẻ “Chưa một lần yêu… Còn mê thả diều”. Hình ảnh anh bộ đội bình dị, thân quen với màu áo xanh, ba lô con cóc, làn da sốt rét và đặc biệt là “Cái cười hiền lành” khiến nỗi tiếc thương càng thêm sâu sắc. Nhưng bài thơ không để lại cảm giác bi thương, nặng nề nhờ cách tác giả cảm nhận và khắc họa hình tượng người chiến sĩ đã hi sinh. Anh vẫn ở bên đồng đội trên con đường chiến đấu: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Anh hóa thân vào sắc hoa rực rỡ, màu suối biếc xanh, vào vóc dáng núi non hùng vĩ. “Ngày xuân ngọt lành” của người lính ấy không bao giờ mất đi mà sẽ từ núi xanh trở về, hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước. Những cảm xúc đẹp đẽ đọng lại trong tâm hồn người đọc còn được nhân lên từ hình thức nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Nhan đề Đồng dao mùa xuân, nhịp điệu của thể thơ bốn chữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh… mang đến cho tác phẩm giọng điệu tươi trẻ của một khúc đồng dao. Người đọc tưởng như nghe vang lên đâu đây lời hát của những đứa trẻ hồn nhiên, tung tăng trên những cánh đồng quê, hạnh phúc trong cuộc sống thanh bình được các anh bảo vệ, gìn giữ. Những sắc màu tươi đẹp: núi xanh, tấm áo màu xanh, mai vàng, suối biếc và sức sống bất diệt của mùa xuân, tuổi thơ, ngày xuân cứ ngời lên bất chấp khói lửa, đạn bom. Bài thơ không chỉ ngợi ca sự hi sinh thầm lặng, lớn lao, cao cả của những người lính mà còn khẳng định sự tiếp nối thiêng liêng giữa các thế hệ để làm nên đất nước muôn đời.
Bài mẫu 2
Có rất nhiều bài thơ viết về hình ảnh người lính trong kháng chiến nhưng em ấn tượng nhất là bài Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm. Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam những “tượng đài” thơ bất hủ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu sắc, suy tư, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình, chính luận. Bên cạnh trường ca “Mặt đường khát vọng” đồ sộ về dung lượng lẫn nội dung tư tưởng, những bài thơ ngắn khác của Nguyễn Khoa Điềm cũng được đón nhận nồng nhiệt, trong đó có bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, được viết năm 1994. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Họ là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước. Các anh đã ngã xuống tô màu cờ cho Tổ quốc. Các anh ở lại với núi rừng, trở về trong vòng tay ôm ấp của đất mẹ thân yêu. Bằng việc diễn tả qua thể thơ bốn chữ, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng các hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc, sử dụng thành công yếu tố tự sự, miêu tả làm hiện lên bức tranh về những người lính thân thương nhưng vô cùng đáng quý. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân mình nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng chất lính của họ thì còn mãi với thời gian. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Đọc bài thơ, em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào về những người lính Trường Sơn năm xưa. Họ đã làm nên Tổ quốc. Những vần thơ đã ươm mầm cho tâm hồn mỗi chúng sự kính phục và suy nghĩ về lối sống sao cho xứng đáng công ơn những người đã ngã xuống.
Bài mẫu 3
Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Văn bản thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình thể hiện qua các câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Đó chính là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.
- Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp?
- Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo.
- Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
- Em hãy giới thiệu bài thơ Gặp lá cơm nếp của tác giả Thanh Thảo
- Phân tích hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con qua bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay