Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao lớp 7>
1. Mở đoạn: - Giới thiệu chung về tác phẩm “Chiếc đèn ông sao”. - Cậu bé Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao” là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu chung về tác phẩm “Chiếc đèn ông sao”.
- Cậu bé Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao” là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh đáng thương của nhân vật Tùng
+ Bán báo trong đêm lễ hội, người người nhà nhà nô nức đi chơi.
+ Mẹ Tùng một mình nuôi hai đứa con, nay bị ốm chỉ đi quét dọn, rửa chén thuê gần nhà.
+ Nỗi buồn vì cuộc sống nghèo khó.
- Mong muốn có một chiếc đèn ông sao để chơi cùng em trai dịp trung thu.
+ Niềm vui của Tùng là mong bán được thật nhiều báo để có tiền mua một chiếc đèn ông sao.
+ Tùng giữ tinh thần lạc quan “nếu không bán được báo sẽ không được lãi lời bao nhiêu nhưng cũng vẫn đủ tiền ăn hàng ngày của hai anh em”.
+ Tùng “sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất”, hy vọng chiếc lồng đèn này sẽ thắp lên niềm vui nơi mái ấm tồi tàn mà đầy ắp tình thương.
3. Kết đoạn:
- Cậu bé Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao” là một tấm gương sáng với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu mình và yêu người trước khó khăn của cuộc sống.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Nhân vật Tùng là một trong những nhân vật trong câu chuyện “Chiếc đèn ông sao” gây ấn tượng sâu sắc với tôi.
Nhân vật Tùng được tác giả khắc họa qua cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ và cảm xúc với nhiều chi tiết đắt giá. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba với điểm nhìn của tác giả về cậu bé Tùng khiến cho câu chuyện trở nên cuốn hút, hấp dẫn, người kể và người đọc dễ dàng bộc lộ được tâm tư, cảm xúc và tình cảm của mình. Xây dựng nhân vật Tùng không chỉ cho người đọc thấy được tính cách hiếu thảo, biết quan tâm yêu thương gia đình mà còn cho người đọc thấy được giá trị cao quý của những con người nghèo khó trong xã hội. Họ có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tình cảm, như ông cha ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Họ lấy thứ tình cảm đó để cố gắng, hi sinh cho nhau, để tạo nên cái giá còn đắt hơn vật chất gắp nhiều lần.
Nhân vật cậu bé Tùng để lại cho lòng em một ấn tượng sâu sắc về phẩm chất yêu thương con người đáng quý, qua đó còn thấy được tinh thần lạc quan, vững vàng tiến bước trước khó khăn, nghịch cảnh. Tùng là một tấm gương sáng cho lớp trẻ học tập và noi theo.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Nhân vật Tùng trong truyện "Chiếc đèn ông sao" được mô tả là một cậu bé nhỏ, đáng yêu và đầy lòng nhân ái. Tùng thể hiện sự hiếu thảo và tình cảm đối với gia đình khi anh luôn quan tâm, chăm sóc mẹ và em trai Cu Bi. Mặc dù cuộc sống gia đình khó khăn, nhưng Tùng vẫn biết quan tâm và chia sẻ với người thân.
Tính cách của Tùng trong truyện phản ánh sự trong sáng, ngây thơ và hồn nhiên của tuổi thơ. Cậu bé không ganh đua hay ghen tỵ với người khác mà luôn giữ trái tim trong sạch, mong muốn có một chiếc đèn ông sao để mang lại niềm vui cho bản thân và em trai.
Điểm nổi bật của nhân vật Tùng là lòng tử tế, kiên nhẫn và sự hy sinh cho người thân. Dù chỉ là một cậu bé nhỏ, nhưng Tùng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc thông qua việc hiểu biết và yêu thương gia đình.
Tóm lại, nhân vật Tùng trong truyện "Chiếc đèn ông sao" được xây dựng rất chân thực, gần gũi và mang tính nhân văn cao, giúp người đọc cảm thông và học hỏi từ tấm gương tích cực của cậu bé này.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Câu chuyện “Chiếc đèn ông sao” khắc hoạ hình ảnh một đứa trẻ biết sống với tình yêu thương và phẩm chất đáng quý trước khó khăn của cuộc sống.
Nhân vật Tùng trong câu truyện trên hiện lên là một con người hiếu thảo, giàu tình thương yêu với mẹ và em của mình. Là một người sống có nhân cách, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng không vì thế mà chùn bước, nản lòng.
Những nỗi lo về cơm áo gạo tiền tưởng chừng như ôm lấy tâm hồn một đứa trẻ thơ, đáng ra tuổi của Tùng phải được cắp sách đến trường, được vui chơi, được bố mẹ đưa đi mua những thứ đồ chơi xa xỉ. Thế nhưng, tâm hồn bé nhỏ đó lại mang trong mình một gánh nặng của tuổi trưởng thành, Tùng tự an ủi bản thân rằng “số tiền đó vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó”. Tuy khó khăn là thế, Tùng vẫn lạc quan, vui vẻ, bởi Tùng biết nếu không cố gắng thì sao làm được chỗ dựa cho mẹ và em.
Bằng bút pháp miêu tả nhân vật tài tình, tác giả cho người đọc thấy một tấm gương sáng của tình thương yêu con người, tấm lòng ngay thẳng, nhân ái.
Bài tham khảo Mẫu 1
Chiếc đèn ông sao là một câu chuyện nói về khát khao giản đơn nhưng đầy trân quý của cậu bé Tùng. Khát khao đó đã để lại rung cảm sâu sắc trong lòng người đọc và trong trái tim của những con người đồng cảnh ngộ.
Câu chuyện xoay quanh cuộc sống và mong muốn của cậu bé Tùng khi muốn có một chiếc đèn ông sao để chơi cùng cu Bi dịp trung thu. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cậu bé Tùng “ôm khư khư chồng báo trước ngực”, len lỏi trên những con phố ngập tràn những chiếc đèn trung thu lấp lánh, nhiều màu sắc. Hình ảnh đường phố nguy nga, tráng lệ nổi bật lên gia cảnh khó khăn của cậu bé Tùng. Trong khi người người nhà nhà nô nức đi chơi lễ hội, nhưng cô bé cậu bé trạc tuổi được bố mẹ đưa đi mua những món đồ chơi đắt giá thì niềm vui của Tùng là mong bán được thật nhiều báo để có tiền mua một chiếc đèn ông sao. Chi tiết Tùng “thẫn thờ nhìn” những bậc cha mẹ trở con cái họ đi lòng vòng mãi, ta hiểu được nỗi buồn sâu thẳm trong ánh mắt đó, nỗi buồn vì một cuộc sống nghèo khó. Tuy khó khăn là thế, Tùng vẫn giữ một tinh thần lạc quan, nếu không bán được báo sẽ không được lãi lời bao nhiêu nhưng cậu vẫn tự an ủi bản thân rằng “cũng vẫn đủ tiền ăn hàng ngày của hai anh em nó”. Mẹ Tùng một mình nuôi hai đứa con, nay mẹ bị ốm chỉ đi quét dọn, rửa chén thuê gần nhà. Tình cảnh khó khăn đó không làm chùn bước Tùng, cậu bé lại cất tiếng giao, bởi cậu bé biết ở nhà còn có mẹ và cu Bi đang chờ. Như vậy người đọc thấy được con người của cậu bé Tùng là một người hiểu chuyện, biết thương yêu mẹ và em, biết sống vì người khác. Tùng thương mẹ vất vả sớm hôm nuôi hai anh em ăn ăn học, thương cu Bi không được đón tết Trung thu trọn vẹn, đầy đủ như bao đứa trẻ khác. Chi tiết Tùng “sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất” của thằng oắt con vứt lại đã bị hỏng mất một cánh những Tùng vẫn rất trân trọng. Tuy đó là đồ bỏ đi, là thứ đồ chơi rẻ tiền nhưng lại là một tài sản vô giá đối với Tùng. Cầm chiếc lồng đèn trên tay, Tùng suy đi tính lại cách để sửa lại chiếc đèn mang về cho cu Bi chơi tết. Tùng mong ngóng, hy vọng chiếc lồng đèn này sẽ thắp lên niềm vui nơi mái ấm tồi tàn mà đầy ắp tình thương.
Nhân vật Tùng được tác giả khắc họa qua cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ và cảm xúc với nhiều chi tiết đắt giá. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba với điểm nhìn của tác giả về cậu bé Tùng khiến cho câu chuyện trở nên cuốn hút, hấp dẫn, người kể và người đọc dễ dàng bộc lộ được tâm tư, cảm xúc và tình cảm của mình. Xây dựng nhân vật Tùng không chỉ cho người đọc thấy được tính cách hiếu thảo, biết quan tâm yêu thương gia đình mà còn cho người đọc thấy được giá trị cao quý của những con người nghèo khó trong xã hội. Họ có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tình cảm, như ông cha ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” Họ lấy thứ tình cảm đó để cố gắng, hi sinh cho nhau, để tạo nên cái giá còn đắt hơn vật chất gắp nhiều lần.
Nhân vật cậu bé Tùng để lại cho lòng em một ấn tượng sâu sắc về phẩm chất yêu thương con người đáng quý, qua đó còn thấy được tinh thần lạc quan, vững vàng tiến bước trước khó khăn, nghịch cảnh. Tùng là một tấm gương sáng cho lớp trẻ học tập và noi theo.
Bài tham khảo Mẫu 2
Ta có câu nói: “Thái độ sống của bạn sẽ quyết định là bạn có trưởng thành hơn hay mãi mãi không thể trưởng thành được, cho dù bạn có già đi” . Thật vậy, nếu con người ta chỉ sống vì phải sống mà không biết trân trọng thì đó chính là ta đang không trân trọng chính mình. Cậu bé Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao” là một tấm gương sáng với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu mình và yêu người trước khó khăn của cuộc sống.
Mở đầu câu truyện, tác giả sử dụng những câu văn miêu tả tinh tế về nỗi buồn phảng phất trong lòng cậu bé Tùng, “Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực”, cậu lượn qua lượn lại phố Hàng Mã xuôi Lương Văn Can, ngắm nhìn đường phố tấp nập, “thằng Tùng thẫn thờ nhìn” những cô bé cậu bé được bố mẹ mua cho những món đồ chơi đắt đỏ. Trong khi với Tùng, thứ đắt đỏ nhất chỉ là một chiếc đèn ông sao để Tùng có thể mang về chơi cùng cu Bi trong dịp trung thu này. Hơn thế nữa, thứ đắt đỏ còn là chồng báo trong tay vì nếu không bán hết số báo sẽ trả lại đại lý và trừ vào tiền bán báo lần sau, như vậy Tùng sẽ chẳng có được bao nhiêu tiền. Những nỗi lo về cơm áo gạo tiền tưởng chừng như ôm lấy tâm hồn một đứa trẻ thơ, đáng ra tuổi của Tùng phải được cắp sách đến trường, được vui chơi, được bố mẹ đưa đi mua những thứ đồ chơi xa xỉ. Thế nhưng, tâm hồn bé nhỏ đó lại mang trong mình một gánh nặng của tuổi trưởng thành, Tùng tự an ủi bản thân rằng “số tiền đó vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó”. Tuy khó khăn là thế, Tùng vẫn lạc quan, vui vẻ, bởi Tùng biết nếu không cố gắng thì sao làm được chỗ dựa cho mẹ và em. Mẹ Tùng đang đau ốm nên chỉ phụ quét dọn và rửa chén, cu Bi đang mong ngóng từng giờ từng phút Tùng trở về. Vượt qua dòng suy nghĩ đó, tác giả đưa chúng ta đến một dòng cảm xúc dâng trào khác khi đọc chi tiết: “Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất” Tuy đó là đồ bỏ đi của những đứa trẻ khác nhưng lại là món đồ đắt giá mang ý nghĩa lớn lao. Tùng nâng niu mốn đồ đó, “nó đặt cẩn thận chiếc đèn lên chồng báo”, món đồ đó không chỉ là chiếc đèn ông sao thông thường, mà chính là chiếc đèn của hi vọng, của tình thương nơi tâm hồn những con người nghèo khó. Cầm chiếc đèn trong tay, Tùng loay hoay, suy nghĩ cách để sửa vết bẹp trên cánh lồng đèn. Có được đèn ông sao rồi, lòng Tùng vui lắm, “Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng”, thế là Tùng đã thực hiện được ước nguyện của mình.
Nhân vật Tùng trong câu truyện trên hiện lên là một con người hiếu thảo, giàu tình thương yêu với mẹ và em của mình. Là một người sống có nhân cách, tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng không vì thế mà chùn bước, nản lòng. Bằng bút pháp miêu tả nhân vật tài tình, tác giả cho người đọc thấy một tấm gương sáng của tình thương yêu con người, tấm lòng ngay thẳng, nhân ái.
Bài tham khảo Mẫu 3
“Chiếc đèn ông sao" là câu chuyện nói về khát khao đơn giản nhưng đầy trân quý của cậu bé Tùng. Khát khao đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Truyện xoay quanh cuộc sống và mong muốn của cậu bé Tùng khi muốn có một chiếc đèn ông sao để chơi cùng cu Bi trong dịp lễ trung thu. Mở đầu câu chuyện là hình ảnh cậu bé Tùng “ôm khư khư chồng báo trước ngực”, len lỏi trên những tuyến phố ngập tràn những chiếc đèn trung thu lấp lánh, nhiều màu sắc. Cảnh đường phố nguy nga, tráng lệ càng làm nổi bật lên gia cảnh khó khăn của cậu bé Tùng. Trong khi người người nhà nhà nô nức sắm sửa đi chơi lễ hội, những đứa trẻ trạc tuổi Tùng được bố mẹ đưa đi chơi lễ, mua sắm bao món đồ ưa thích thì niềm vui duy nhất của Tùng là mong bán được thật nhiều báo để có tiền mua một chiếc đèn ông sao. Chi tiết Tùng “thẫn thờ nhìn” những bậc cha mẹ trở con cái họ đi lòng vòng mãi khiến chúng ta không khỏi xót xa, chạnh lòng cho cuộc sống nghèo đói, vất vả của em.
Nhưng dù vất vả là thế, Tùng vẫn giữ một tinh thần lạc quan, nếu không bán được nhiều báo sẽ không được lãi được bao nhiêu nhưng cậu vẫn tự an ủi bản thân rằng “cũng vẫn đủ tiền ăn hàng ngày của hai anh em nó”. Mẹ Tùng một mình vất vả nuôi hai đứa con, nay mẹ bị ốm chỉ đi quét dọn, rửa chén thuê gần nhà. Tình cảnh khó khăn không làm Tùng đuối chí, cậu bé lại cất tiếng rao bán, bởi cậu bé biết ở nhà còn có mẹ và em cu Bi đang chờ. Tuy còn nhỏ nhưng Tùng hiểu chuyện, biết thương yêu mẹ và em, biết sống vì người khác. Tùng thương mẹ vất vả sớm hôm nuôi hai anh em ăn học, thương em cu Bi không được vui tết Trung thu vui vẻ, đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Chi tiết Tùng “sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất” của đứa trẻ khác vứt lại đã bị hỏng mất một cánh không khỏi khiến người đọc xúc động. Tuy đó là đồ bỏ đi, là thứ đồ chơi rẻ tiền những lại là một tài sản vô giá đối với Tùng. Cầm chiếc lồng đèn trên tay, Tùng suy đi tính lại cách để sửa lại chiếc đèn mang về cho cu Bi chơi tết cùng hy vọng chiếc lồng đèn ấy sẽ thắp lên hy vọng cho cuộc sống nghèo đói của gia đình em.
Nhân vật Tùng được tác giả khắc họa qua cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ và cảm xúc. Tùng không chỉ cho người đọc thấy được tấm lòng hiếu thảo, biết quan tâm yêu thương gia đình mà còn cho người đọc thấy được phẩm chất cao đẹp của những con người nghèo khó trong xã hội. Họ có thể nghèo về vật chất nhưng không thể nghèo về tình cảm, họ lấy tình cảm để chia sẻ, bao bọc, đỡ đần nhau.
- Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật Mạnh trong văn bản Củ khoai nướng lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật Quải trong đoạn trích Giận Ông Giời lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật cậu ấm trong đoạn trích Một cuộc đua của nhà văn Quế Hương lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật ông Một trong truyện Ông Một lớp 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay