Cảm nhận của em về mùa gió chướng trong tùy bút Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư>
Gió chướng là cách gọi quen thuộc của người dân ở Nam Bộ về thời kì gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vùng biển phía nam biển Đông, trên thượng lưu sông Mê Kông
Gió chướng là cách gọi quen thuộc của người dân ở Nam Bộ về thời kì gió mùa Đông Bắc phát triển mạnh vùng biển phía nam biển Đông, trên thượng lưu sông Mê Kông mực nước đang ở vào thời kì kiệt nhất, nguồn nước ngọt chảy về hạ lưu rất ít, gió mùa Đông Bắc thổi với hướng gió thẳng góc với mặt cắt ngang của các cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, nên sự xâm nhập mặn có khả năng vào sâu hơn trong các sông. Cũng chính vì những lẽ đó mà nhân dân Nam Bộ gọi gió mùa Đông Bắc là gió Chướng.
Gió chướng thường xảy ra ở khu vực Nam Bộ, nhất là đối với vùng gần ven biể có những ao hồ nuôi trồng thủy sản, cũng như những vùng chuyên canh sản xuất nông sản, gió chướng hay gió mùa Đông Bắc thường gây ra nhiều bất lợi cho việc sản xuất. Nhưng nó cũng là nét đặc trưng rất Nam Bộ mà Nguyễn Ngọc Tư mong đợi gió chướng như một người bạn xa cách lâu ngày: “Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một ngày khác nhau.”. Giữa chị và gió chướng đã có một cuộc thầm giao ước, một cuộc “hẹn” không rõ ràng. Chị trở thành người đợi gió: “Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu dời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía Đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ càng ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng quên được nó bao giờ (dù tôi đã để những chàng trai như Đờ, Ka, Mờ… lãng phai tuốt luốt). Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đồ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nổi sự hừng hực, dạt dào của nó – bây giờ lớn thành một dòng gió, xấp xãi, cuống quýt xốc vào tấm tole bên chái Đông đã bị đứt đinh từ mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mà thiệt dịu dàng.”. Cái chuông gió trở thành vật đón gió, nhận gió thay chị. Chị mừng rỡ thốt lên: “Ôi! Gió chướng”. Một mùa gió chướng về sau cảm giác mong chờ tâm trạng con người lại: “lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đó rồi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cầm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đầm đìa tôi cũng buồn, buồn muốn chết.”. Cái buồn của ngày cuối năm khi sắp thêm một tuổi, cái buồn rất đỗi vu vơ của tâm hồn người phụ nữ nhạy cảm:
“Trời ơi, gió này là sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sống gì đây, tay mình vẫn trắng như vầy… Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuông…”. Đọc đoạn này, ta không khỏi bất giác mỉm cười bởi sự nữ tính đáng yêu trong văn bản phòng của Nguyễn Ngọc Tư.
Gió chướng không chỉ đem về sự thay đổi trong tâm trạng mà còn gọi về kỉ niệm của thời thơ dại của đám trẻ con nhà nghèo sắp được mẹ mua cho bộ quần áo mới vì sắp đến tết. Mang lại không khí hân hoan niềm vui giản dị cho lũ trẻ. Đối lập với cảm giác ấy người mẹ lại lo toan cố gắng để có một cái tết tử tế cho cả nhà.
Nguyễn Ngọc Tư đi “minh oan” cho nàng gió trong sự hiểu lầm của mẹ, cũng đem tới một hiểu biết mới cho mọi người về gió chướng: “Gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thổi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan không thành tiếng, tan mau như sương.”. Gió chướng về xẻ trái dưa đỏ ngồi giữa hiên nhà thưởng thức hương vị quê hương. Cầm khúc mía đã đượm ngọt, cắn giòn tan, trái vú sữa vàng lan căng bóng tưởng chừng động nhẹ thôi dòng sữa ngọt căng tràn… Thưởng thức thứ quả ngọt của tuổi thơ đem theo mơ ước của những đứa trẻ. Thật đẹp đẽ! Và những cảm xúc ấy đã nâng bước cho từng trang viết của chị thấm vào cảm xúc ngọt lành thời thơ ấu chín muồi trong kí ức.
Gió chướng cũng gợi cho một tâm hồn mong manh nhiều cảm giác khác lạ, đó có thể là cảm giác gờn gợn buồn, là cảm giác lo lắng sinh li tử biệt khi thấy ngoại đã già… Cũng chính gió chướng và đất phương Nam đã nuôi dưỡng một tâm hồn tinh tế, một tình yêu quê hương, gợi nhớ một nỗi nhớ cồn cào của con người xa quê: Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?
- Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
- Em hãy giới thiệu tùy bút Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản “Trở gió”
- Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương trong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
- Phân tích hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con qua bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay