Phân tích tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương trong bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo>
Trên cõi đời này có vô số những điều tốt đẹp, có trăm nghìn loài hoa, có nghìn vạn ngôi sao, nhưng mẹ ta “chỉ có một trên đời” con luôn nhớ thương mẹ
Bài siêu ngắn
Hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp là một hình ảnh rất thơ và ấn tượng. Người con ấy là một người lính xa nhà, nay gặp hình ảnh chiếc lá nếp thân thương mà trào dâng nỗi nhớ về mẹ. Người mẹ trong tâm trí anh là một người mẹ Việt Nam chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát. Người con mang theo trong mình những kỉ niệm bên mẹ nấu nồi cơm nếp, về làn khói bếp mang mùi hương ấm áp lạ lùng. Mẹ là tất cả, là người quan trọng nhất mà người con luôn yêu thương và nhớ về. Chính mẹ đã giúp anh thêm dũng cảm và kiên cường chống lại kẻ địch nơi phương xa. Bởi trong lòng anh là sự quyết tâm bảo vệ mẹ, bảo vệ bình yên cho gia đình, đất nước.
Bài mẫu
Trên cõi đời này có vô số những điều tốt đẹp, có trăm nghìn loài hoa, có nghìn vạn ngôi sao, nhưng mẹ ta “chỉ có một trên đời” con luôn nhớ thương mẹ:
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương.
Từ cảm thán “ôi” diễn tả nỗi nhớ cồn cào da diết của tác giả. Đó là “mùi vị quê hương”, là nồi xôi mẹ nấu, là dáng mẹ hao gầy mỗi sớm mai. Con yêu quê hương và không lúc nào con quên tình yêu với mẹ, con yêu mẹ như yêu quê hương. Tác giả đặt quê hương cùng đất nước để nhấn mạnh vào trách nhiệm của con: Mẹ già và đất nước.
Đất nước vẫn chưa độc lập, con còn mang rong lòng trách nhiệm với quê hương, con như một cây nhỏ phải đem sức mình giữ đất quê hương, mong mẹ hiểu cho tấm lòng của con. Lời thơ giản dị tâm tình:
Cây nhỏ lòng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi…
Trường Sơn dãy núi huyền thoại của cả thế hệ, nơi bao người con đã ngã xuống, đã ra đi từ đó không về, để mẹ già ngóng chờ. Đất nước có chiến tranh, mẹ đã không tiếc những đứa con của mình, sẵn sàng động viên các con cầm súng ra trận. Tình cảm của mẹ giản dị mà lớn lao, tình cảm ấy hòa vào tình yêu đất nước. Con trân trọng tình của mẹ. Người mẹ riêng của anh chiến sĩ đã hòa nhập làm một và trở thành người mẹ chung, người mẹ nhân dân, người mẹ đất nước – mẹ là điểm tựa vững chắc nơi hậu phương.
Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, với các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp ngữ làm rõ khiến ta thấy được sự gần gũi, thân thuộc, bình dị, gợi lên những tình cảm quê hương, gia đình cao đẹp. Bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản “Trở gió”
- Em hãy giới thiệu tùy bút Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư
- Cảm nhận của em về mùa gió chướng trong tùy bút Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư
- Qua nỗi nhớ của nhà thơ - một người con phải sống xa quê - cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
- Phân tích hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con qua bài thơ Gặp lá cơm nếp của Thanh Thảo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay