Bài 3. Cội nguồn yêu thương - Văn mẫu 7 Kết nối tri ..

Vẻ đẹp tâm hồn qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh


Giữa lúc phần đông các thi sĩ Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mối sầu cô đơn, Quê hương của Tế Hanh cất lên một tiếng nói khỏe khoắn khác lạ

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Giữa lúc phần đông các thi sĩ Thơ mới đang thở than sướt mướt với tình yêu tuyệt vọng, với mối sầu cô đơn, Quê hương của Tế Hanh cất lên một tiếng nói khỏe khoắn khác lạ. Trong khi các thi sĩ đồng quê như Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ đưa người đọc lên đến những làng thôn xứ Bắc yên ả, tươi vui với Cổng làng, Chợ Tết, Đám hội, Bến đò ngày mưa; với Trưa hè, Chiều xuân… Tế Hanh lại nhớ về một làng quê làm nghề chài lưới ở miền Trung Trung Bộ với cuộc sống lao động vất vả mà đầy chất thơ. Chính sự “lạc giọng” này khiến chúng ta càng chú ý hơn đến Quê hương và nhiều vần thơ lúc ấy của Tế Hanh.

Nhiều người vẫn có ấn tượng rằng đã là nhà thơ lãng mạn thì phải nói đến tình yêu đau khổ cô đơn, hoặc phải nhớ nhung mơ mộng đắm đuối. Nếu tìm tòi theo hướng ấy tất sẽ thất vọng khi đến với tập Hoa niên của Tế Hanh. Không, Tế Hanh không phải là nhà thơ “Lãng mạn ròng” như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên… ít ra ở Quê hương, lời con đường quê là những bài từng được Thi nhân Việt Nam tuyển chọn. Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Nếu không có tấm lòng ấy làm sao có được cảm xúc phấn chấn trong những dòng thơ này:

Chiến thuyền hẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường gian

Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm! Các hình ảnh so sánh hùng tráng hiếm thấy trong Thơ mới lãng mạn. Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê và bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảm hứng phấn chấn của Tế Hanh được cất lên từ cuộc sống gian lao, mạnh mẽ của cái làng vjan chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Nó bất chấp khoảng cách thời gian, không gian. Trong xa cách lòng tưởng nhớ quê hương mà bài thơ không hề gây cảm giác xa xôi. Như biểu hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”, hình ảnh mái chèo phăng phăng, cánh buồm no gió. Và cả cảnh ồn ào đáng yêu khi chào đón thành quả lao động:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

“Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy ghe”

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi “mạnh mẽ vượt Trường Giang” của đoàn thuyền, hơi thở phăng phăng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui của dân làng, theo những chiếc thuyền trở về nằm im trên bến. Chính từ đây, xuất hiện mấy câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Không là người con của vạn chài thì không thể viết được những câu thơ như thế! Hơn nữa, chỉ viết được những câu thơ như thế khi biết âm thầm đặt hồn mình vào đối tượng, vào cảnh vật để lắng nghe. Khi đặt hồn vào đó rồi, các khứu giác, xúc giác tinh tế của nhà thơ như phập phồng thu nhận những cảm giác. Chất muối mặn mòi thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng, kì diệu? Tế Hanh thật tài và thật khí sống trong lòng sự vật, có khả năng nghe thấu cảm giác, tiếng lòng của những vật vô tri.

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường; hơn vậy, đây lại là nhớ quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Nếu không có mấy câu thơ kết thúc này, ta không biết Quê hương được viết trong xa cách, trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi. Những hình ảnh của quê hương trên kiaa đã thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha thành thực của Tế Hanh.

Biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ, niềm tự hào đối với cuộc sống lao động của quê hương, bài thơ sử dụng thuần thục thể thơ tám chữ với lời gieo vần chân. Vần chân được gieo liên tiếp và đổi thay theo từng cặp câu, đoạn sau lại được bắt liền với đoạn trước. Thể thơ cùng lối gieo vần này chúng ta cũng bắt gặp ở nhiều bài thơ lãng mạn nổi tiếng Nhớ rừng của Thế Lữ, Tương tư chiều của Xuân Diệu… Nó rất thích hợp khi diễn ra dòng cảm xúc miên man, cuồn cuộn. Sau hai câu có ý nghĩa giới thiệu, cả bài thơ Quê hương được cuốn đi trong dòng cảm xúc vừa hùng tráng, vừa thiết tha sâu lắng. Điều thú vị là gần 20 năm sau, khi viết Nhớ con sông quê hương (1956). Tế Hanh lại vận dụng thành công thể thơ, lối gieo vần này. Nói đúng hơn, tâm hồn nhớ thương “Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới” đã tự nhiên “bắt” Tế Hanh đến với một hình thức nghệ thuật thích hợp.

Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành một dòng cảm xúc chảy dọc đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng “Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ ông, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, đau đáu. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Bài thơ mang âm hưởng khỏe khoắn, toát lên tình cảm đậm đà, trong sáng của chàng thi sĩ Tế Hanh ở đọ hoa niên giữa lúc bầu trời thơ xung quanh lắm chỗ đang ảm đạm.


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí