Tổng hợp 50 bài tóm tắt văn bản theo những yêu cầu..

Tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng Lớp 7


1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Phrăng, Thầy Ha-men - Thời gian: Sau khi vùng An-dát (nước Pháp) bị cắt về cho nước Phổ - Không gian: Buổi học bằng tiếng Pháp trong nhà trường Tiểu học trong một làng quê thuộc vùng An-dát (nước Pháp)

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện

- Nhân vật: Phrăng, Thầy Ha-men

- Thời gian: Sau khi vùng An-dát (nước Pháp) bị cắt về cho nước Phổ

- Không gian: Buổi học bằng tiếng Pháp trong nhà trường Tiểu học trong một làng quê thuộc vùng An-dát (nước Pháp)

2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện

- Văn bản thuật lại buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng cùng thầy Ha-men.

- Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: thoáng ý nghĩ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội nhưng cưỡng lại được và sau đó chú bé ba chân bốn cẳng chạy đến trường

- Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người

a) Cậu bé Phrăng

- Khi biết được đây là buổi học cuối cùng

   + Choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động

   + Nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi

   + Ân hận khi không thuộc bài

- Khi thầy giảng:

   + Chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu)

   + Thấy yêu thầy, biết ơn thầy

   + Nhớ mãi buổi học cuối cùng này

→ Phrang hiểu giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học,được yêu tiếng nói của dân tộc và xét đến cùng đó là biểu hiện của lòng yêu nước

b) Thầy Ha-men

- Thái độ với học sinh:

   + Không giận dữ, dịu dàng nhắc nhở, không trách phạt

   + Nhiệt tình giảng dải bài học như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh

- Tâm niệm của học sinh: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

→ Khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc, sức sống của dân tộc nằm trong tiếng nói – đó là biểu hiện của lòng yêu nước

c) Các nhân vật khác

- Cụ Hô-de nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay, đánh vần từng chữ theo bọn trẻ,giọng đọc run run vì xúc động

- Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng: tiếng chuông nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về, thầy Ha-men đứng dậy trên bục giảng, mặt tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu; khuyên mọi người hãy yêu nước và giữ gìn tiếng nói của dân tộc và viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”

3. Kết đoạn: Kết luận nội dung văn bản thông tin

- Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Cậu học trò Phrăng đã kể lại buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của mình và cả lớp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. Trước giờ học, Phrăng định trốn học vì muộn giờ và không thuộc bài. Trên đường đến trường cậu thấy nhiều điều khác lạ. Khi đến lớp, cậu ngạc nhiên vì thầy Ha-men mặc lễ phục, không nổi cáu khi cậu đến muộn và cuối lớp có cả dân làng ngồi dự. Trong buổi học, khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, Phrăng ân hận, xúc động, nuối tiếc. Buổi học kéo dài đến 12 giờ, thầy Ha-men hiện lên thật lớn lao, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Câu chuyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp trong nhà trường Tiểu học trong một làng quê thuộc vùng An-dát (nước Pháp) sau khi vùng này bị cắt về cho nước Phổ. Cậu bé Phrăng vội vã chạy đến trường sau khi cưỡng lại được ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trên đường đến lớp, Phrăng thấy có nhiều điều khác lạ so với mọi hôm. Vào lớp, chú bé càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc chỉnh tề như trong ngày lễ, thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có thêm cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hóa ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì đã không thuộc bài. Thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng vô cùng xúc động. Cuối buổi, thầy viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm!".

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Buổi sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm mười hai giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”.

Bài tham khảo Mẫu 1

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê viết trong hoàn cảnh Pháp thua trận trong trận chiến Pháp - Phổ (1870 - 1871). Nước Pháp buộc phải chia hai vùng An-dát và Lo-ren cho quân Phổ, đồng nghĩa với việc các trường học ở hai nơi này bắt buộc phải học tiếng Đức. Câu chuyện cảm động đã tái hiện lại không khí buổi học tiếng Pháp cuối cùng với nhân vật chính là cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men. Phrăng là một cậu học trò lười học, ham chơi, cậu đi học muộn và định trốn học để rong chơi nhưng sau đó vẫn quyết định chạy đến trường. Khi vào lớp học, cậu đã nhận thấy không khí lớp học khác hẳn mọi lần. Phrăng ngạc nhiên khi dân làng tập trung đầy đủ tại lớp, từ người già đến người trẻ, càng ngạc nhiên hơn nữa khi thầy Ha-men không mắng hay phạt cậu vì lỗi đến lớp muộn như mọi hôm mà ngược lại, vô cùng dịu dàng. Thầy cũng như mọi người đều ăn mặc trang trọng, đẹp đẽ trong không khí vô cùng trang nghiêm, vẻ mặt ai nấy đều buồn rầu. Khi buổi học bắt đầu, thầy Ha-men đã thông báo với mọi người đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu học trò Phrăng bấy giờ đã vỡ lẽ ra tất cả song đã quá muộn. Cậu thậm chí đọc ấp úng tiếng mẹ đẻ, không thuộc quy tắc về phân từ nhưng thầy Ha-men không trách phạt mà chỉ giảng giải những lời lẽ hết sức ngắn gọn, sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Điều này càng khiến Phrăng xấu hổ, hối hận và dằn vặt bản thân khi đã không chăm chú học hành từ ban đầu. Thầy Ha-men say sưa giảng về tiếng Pháp, rằng “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nằm được chìa khóa chốn lao tù”. Mọi người chăm chú lắng nghe và cậu bé Phrăng kinh ngạc vì mình hiểu bài đến vậy. Kết thúc buổi học, thầy Ha-men nghẹn ngào không nói hết câu, cố gắng viết thật to, dằn mạnh hết sức dòng chữ trên bảng “Nước Pháp muôn năm!” rồi ra hiệu kết thúc buổi học.

Bài tham khảo Mẫu 2

Phrăng là một cậu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn, những điều này khiến cậu vô cùng ngạc nhiên. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Phrăng choáng váng, ân hận vì trước đây mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

Bài tham khảo Mẫu 3

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Tóm tắt văn bản Vua chích chòe Lớp 7

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: công chúa, nhà vua, người hát rong - Nàng công chúa tính tình kiêu ngạo và không một anh chàng nào vừa mắt. - Người hát rong chính là vua chích choè, người đã sửa đổi tính nết của công chúa.

  • Tóm tắt văn bản Dọc đường xứ Nghệ Lớp 7

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện Nhân vật: ba cha con Phó bảng Sự ham học hỏi của hai cậu con trai Côn và Khiêm 2. Thân đoạn: Nêu ra những tình huống chính trong câu chuyện và nhận xét, đánh giá khách quan nghệ thuật, ý nghĩa của câu chuyện Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về đền thờ Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình sử của Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Ông Phó bảng giải thích cho hai con nghe về hòn Hai Va

  • Tóm tắt văn bản Bạch tuộc lớp 7

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Giáo sư A- rôn- nát, Công – xây và Nét – Len, lũ quái vật “bạch tuộc” - Bối cảnh: Trên con tàu No -ti -lớt

  • Tóm tắt văn bản Chất làm gỉ Lớp 7

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Đại tá và trung sĩ trẻ tuổi - Nhân vật viên đại tá là người độc đoán, nóng nảy

  • Tóm tắt văn bản Nhật trình Sol 6 Lớp 7

    1. Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu câu chuyện dựa trên tác phẩm, nêu khái quát về nhân vật trong câu chuyện - Nhân vật: Phi hành gia Mark Watney - Bối cảnh: Trên Sao Hoả

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí