Bài 6. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Kết nối tri t..

Em hãy phân tích thái độ của ếch trước và sau khi nghe rùa nói về biển Đông trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử


Chú ếch trong câu chuyện sống dưới giếng sâu nơi tối tăm chệt hẹp

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Chú ếch trong câu chuyện sống dưới giếng sâu nơi tối tăm chệt hẹp. Tại môi trường này chú ta có những mối quan hệ xã hội với những sinh vật nhỏ bé khác và đặc biệt là nhỏ hơn chú. Chính vì môi trường như vậy đã tạo nên tính cách hống hách và tự phụ kiêu căng của ếch. Mỗi khi ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” thì tất cả của cáy, ốc nhái đều hoảng sợ. Vì sống trong môi trường nhỏ hẹp quá lâu nên ếch trở nên chủ quan, coi khinh thế giới bên ngoài vì cứ nghĩ rằng ở đây ta là to lớn nhất không ai bằng được, và tính cách đó lâu dần trầm trọng thành bệnh. Sự thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang.

Cho tới một ngày, chú Ếch sống trong chiếc giếng sụp đã lên giọng nói với chú Rùa sống ngoài biển Đông rằng: “Cuộc sống dưới giếng của tôi thực sự rất vui! Khi muốn ra ngoài, tôi chỉ cần leo lên thành giếng. Rồi khi trở lại, tôi nghỉ ngơi tại khe nứt trong giếng. Lúc bơi lội, nước ngập đến nách nhưng đầu tôi nổi lên trên. Tôi nhúng chân vào đám bùn mềm mại và chơi đùa với nó”. Ếch nói tiếp: “Hãy nhìn những chú Sò, Cua và Cá xung quanh cũng đang hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc như tôi. Không những thế chiếc giếng này là lãnh thổ của tôi, chỉ phục vụ cho riêng tôi. Thật là một cuộc sóng tuyệt vời. Sao anh không thử vào đây trải nghiệm điều tuyệt với ấy nhỉ?”. Nhận lời mời của chú Ếch, chú Rùa chuẩn bị vào chiếc giếng. Nhưng trước khi chú Rùa có thể di chuyển được chân trái thì chân phải của chú đã bị mắc vào thành giếng.

Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để sáng tạo nên một câu chuyện hấp dẫn, qua đó ý nghĩa thực của câu chuyện được thể hiện rõ ràng cà sâu sắc hơn. Lời nói của Rùa đã khơi gợi một thế giới mới với Ếch. Đó là nơi có biển bao la rộng lớn. Có dùng cả ngàn dặm cũng không thể mô tả được sự bao la của biển, cả ngàn thước cũng không mô tả được độ sâu của biển cả. “Thời vua Vũ cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà mực nước ở biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm, đó là cái vui lớn của biển đông”.

Nghe những điều tuyệt vời của biển cả, chú ếch đã chấn động. Chú bắt đầu cảm nhận được sự hạn hẹp của cuộc sống trong chiếc giếng nhỏ bé của mình. Mỗi trường sống sẽ hạn chế suy nghĩ của người ta. Cùng với đó, sự tự mãn và kiêu ngạo sẽ dẫn đến những suy nghĩ hẹp hòi và nhỏ bé. Đó chính là hàm nghĩa của câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.


Bình chọn:
4.4 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí