Câu chuyện về Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh>
Như nhan đề của chuyện – Con hổ có nghĩa – câu chuyện kể về việc bà đỡ Trần, bác tiều phu giúp đỡ hổ và được hổ đền ơn.
Bài mẫu 1
Như nhan đề của chuyện – Con hổ có nghĩa – câu chuyện kể về việc bà đỡ Trần, bác tiều phu giúp đỡ hổ và được hổ đền ơn. Qua câu chuyện về hai con hổ, người xưa muốn đề cao đạo lí ân nghĩa, thủy chung. Tuy ngắn gọn, giản dị nhưng câu chuyện có sức hấp dẫn người đọc.
Trước hết là câu chuyện bà đỡ Trần giúp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã thq mồi về hang ổ? Nhưng cái cửa chỉ một chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó “cầm tay bà nhìn hổ cái” như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cui đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!
Câu chuyện về bác tiều và hổ cũng đầy li kì, hấp dẫn. Bác Tiều giúp hổ khỏi hóc xương. Hổ cũng đền ơn bác tiền nhưng không phải chỉ một lần. Nó thường đem các loại súc vật nó bắt được cho bác. Và cảm động hơn khi bác mất, hổ còn đến tận mộ bày tỏ niềm thương tiếc rồi hàn năm đến ngày giỗ nó lại đem lễ về. Nó thật có nghĩa bởi với nó, bác Tiều mãi là ân nhân, nó mãi biết ơn ngay cả khi bác đã mất.
Câu chuyện về hai con hổ thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Chuyện con hổ cũng chính là chuyện con người. Bài học về đền ơn, đáp nghĩa là thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này.
Bài mẫu 2
Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng. Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.
Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem. Thấy một con hổ trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng. Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”. Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.
Bài mẫu 3
Huyện Đông Triều có bà đỡ Trần. Một đêm, bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai. Đột nhiên, một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà rất sợ hãi. Khi tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Đoán hổ cái sắp sinh, bà liền giúp đỡ. Xong, hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Năm ấy mất mùa đói kém, bà nhờ số bạc mà sống được.
Huyện Lạng Giang có người tiều phu đang kiếm củi ở chân núi. Từ xa thấy cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Khi bác tiều phu mất, con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người bỏ chạy. Từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi.
Bài mẫu 4
Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai. Một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mang theo trong túi, bà liền hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực tặng bà một cục vàng và tiễn bà ra khỏi rừng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ có số bạc ấy mà bà mới sống qua được.
Huyện Lạng Giang có người tiều phu đang kiếm củi. Từ xa thấy cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Bác thấy một con hổ trán trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. Bác tiều uống rượu lấy an đảm rồi đến giúp hổ. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có một con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Con hổ có nghĩa
- Viết một đoạn văn ngắn nói về bài học qua câu chuyện Con hổ có nghĩa
- Truyện Con hổ có nghĩa là một truyện hay mang tính giáo huấn sâu sắc. Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện
- Hãy kể lại chuyện Con hổ có nghĩa theo phương pháp sáng tạo
- Viết bài văn phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay