Bài 4. Giai điệu đất nước - Văn mẫu 7 Kết nối tri t..

Nêu cảm nhận của em về nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải


Trong thi ca Việt Nam, đã có nhiều sáng tạo trong việc đặt tiêu đề cho những bài thơ viết về mùa xuân

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Trong thi ca Việt Nam, đã có nhiều sáng tạo trong việc đặt tiêu đề cho những bài thơ viết về mùa xuân: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, Xuân lòng (Tố Hữu)… Thanh Hải cũng góp phần mình bằng một nhan đề rất gợi: “Mùa xuân nho nhỏ”. Trong cụm từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. “Mùa xuân” được nhắc đến trong nhan đề này không chỉ là thời gian khởi đầu cho một năm; “Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ là thời điểm mùa xuân năm 1980 với những hình ảnh đẹp đẽ, trẻ trung đầy sức sống nhà thơ cảm nhận được khi nhìn ra dòng Hương giang của xứ Huế mộng và thơ. “Mùa xuân nho nhỏ” còn là những đóng góp, những hiến dâng nhỏ bé, mộc mạc của Thanh Hải vào mùa sự nghiệp chung của đất nước. Từ láy "nho nhỏ" trong cụm từ "Mùa xuân nho nhỏ" gợi hình ảnh của những chồi non lộc biếc xinh xắn đầy thi vị. Và như thế, sự hiến dâng cuộc đời của nhà thơ cho cuộc đời chung trở nên thiêng liêng và ý nghĩa biết chừng nào.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng về thời gian, nhưng ở đây, mùa xuân có hình, có khối, có hình “nhỏ”. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao cả. Mỗi người hãy làm nên một mùa xuân, hãy mang tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất, dù nhỏ bé nhất, để góp phần làm đẹp thêm mùa xuân của đất nước. Chủ đề của bài thơ: Tiếng thơ là tiếng nói tha thiết, gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện khát vọng cống hiến sức mình cho đất nước của nhà thơ; góp “mùa xuân nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

“Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một khám phá mới của nhà thơ. Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời và cuộc đời mỗi con người. Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Thể hiện ước nguyện của nhà thơ là một mùa xuân, tức là sống đẹp, sống thật trẻ nhưng rất khiêm tốn là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước và thế giới, lẽ sống chung và khát vọng sống chân thành, cao cả của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Bài mẫu 1

Thanh Hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong hoàn cảnh ông đang nằm trên giường bệnh, đối mặt với cái chết trong gang tấc. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt nên từ nội dung đến nhan đề bài thơ đều hàm chứa ý nghĩa sâu sắc. Nếu bài thơ là tấm lòng thiết tha, liên kết của nhà thơ trước cuộc đời căng tràn nhựa sống thì nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?

Mùa xuân nho nhỏ là một nhan đề đẹp đẽ, thấm thía. Tác giả đã sử dụng ẩn dụ trong tiêu đề để làm nổi bật hơn ý nghĩa của tiêu đề. Đồng thời, ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải đối với cuộc sống.

Thanh Hải đã dùng từ “mùa xuân” để miêu tả hiện thực – là mùa bắt đầu của một năm, mùa của chồi non đâm chồi nảy lộc, của vạn vật sinh sôi. Nếu hình ảnh mùa xuân trong thơ Nguyễn Du là một không gian thoáng đãng với cỏ xanh và hoa lê trắng. Rồi mùa xuân ở Thanh Hải là vẻ đẹp của thiên nhiên, của hoa tím và âm thanh rộn ràng khắc họa một thế giới tràn ngập sắc xuân.

Cảnh xuân trong thơ Thanh Hải mang nét riêng của xứ Huế. Không chỉ vậy, chữ “mùa xuân” trong nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải còn là sức trẻ trong tâm hồn và khối óc, là nhiệt huyết cống hiến của mỗi người trong mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.

Ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ, nếu chỉ phân tích hai chữ “mùa xuân” thôi thì không thể làm rõ ý nghĩa sâu sắc của nhan đề Mùa xuân nho nhỏ. Người ta thường miêu tả mùa xuân là xuân chín, xuân xanh, xuân xuân, lòng xuân… Tuy nhiên, với nhà thơ Thanh Hải đó là “mùa xuân nho nhỏ” – đây là một khám phá mới, một sự sáng tạo độc đáo trong ý thơ và ngôn ngữ.

Từ nho nhỏ đã làm sáng lên rõ ràng ý nghĩa nhan đề Mùa xuân nho nhỏ. Từ “nhỏ” không chỉ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ mà còn chỉ mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Ý nghĩa nhan đề của bài thơ cũng chính từ hai chữ “nhỏ” cũng đã được khắc họa rõ nét.

Ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện mong muốn của tác giả muốn hiến dâng Mùa xuân nho nhỏ cho mùa xuân chung, cuộc sống chung của dân tộc, đất nước. Mong ước chân thành đó vừa nhỏ bé vừa lớn lao. Nhỏ là vì Thanh Hải đã thành đạt trong triệu kiếp người đang ngày đêm cống hiến sức mình xây dựng đất nước. Tuyệt vời bởi vì, sau cái chết là sự nhập thể với cõi vĩnh hằng, mãi mãi với quê hương.

Bài mẫu 2

Nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện sâu sắc quan niệm sống cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải. Tuổi trẻ là khởi đầu của một năm, của một tuổi trẻ đầy khát vọng và ước mơ. Nho nhỏ là ít, nhỏ bé, không đáng là gì. Dựa vào nội dung bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là những cảm xúc hồn nhiên, trong sáng trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. Từ mùa xuân tuyệt vời của thiên nhiên đất nước, nhà thơ nghĩ về mùa xuân của mỗi cuộc đời.

“Mùa xuân nho nhỏ” ở đây có nghĩa là mùa xuân nho nhỏ, khiêm tốn. Nhan đề thể hiện quan niệm sống của nhà thơ. Thanh Hải quan niệm rằng mỗi con người dù già hay trẻ đều phải cống hiến cuộc đời mình cho xã hội, đó là sự đóng góp tự nguyện và khiêm tốn. Nhà thơ ước rằng cuộc đời mình sẽ là “một mùa xuân nho nhỏ”, là tiếng chim, tiếng hoa, tiếng lòng để hòa vào bản giao hưởng dân tộc.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thiết tha, gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện tâm nguyện cống hiến hết mình cho đất nước của nhà thơ; góp “mùa xuân nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Bài mẫu 3

“Mùa xuân nho nhỏ” là một nhan đề đẹp, một hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, giàu ý nghĩa đã góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm – ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải đối với cuộc sống.

“Mùa xuân” mang ý nghĩa hiện thực – là mùa bắt đầu của một năm, mùa của chồi lá non, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất của cuộc đời và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân là sức trẻ trong tâm hồn và khối óc, là nhiệt huyết cống hiến của mỗi người trong mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước. Từ “nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân là rất giản dị, rất khiêm nhường.

Đặt tên cho tác phẩm như vậy, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng, ước vọng khiêm tốn nhưng rất chân thành, thiết tha, cao đẹp. Ông mong muốn mình là “mùa xuân nhỏ”, tức là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất – dù nhỏ bé đến đâu – hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời và của đất nước.

Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Ai cũng phải sống có ích, sống đẹp cho đất nước.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí