Em hãy giới thiệu tóm tắt bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến.>
Nhà thơ Nam Hương (1899-1960) quê Hà Nội, là tác giả sáng tác nhiều bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng.
Bài mẫu 1
Nhà thơ Nam Hương (1899-1960) quê Hà Nội, là tác giả sáng tác nhiều bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng. Những tác phẩm của Nam Hương rất triết lí và mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Bài thơ thuộc thể loại thơ ngụ ngôn. Tác giả mượn lời nói của mối và kiến để ta thấy được quan niệm và giá trị của lao động trong cuộc sống. Về nghệ thuật, lời thơ gần gũi tự nhiên, cốt truyện đơn giản kết hợp với biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ cho ta thấy được những triết lí trong cuộc sống.
Bài mẫu 2
Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lap động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
Bài mẫu 3
Tác phẩm con mối và con kiến là câu chuyện kể về loài mối và loài kiến, với những đặc tính, tập quán khác nhau. Tuy nhiên tác giả đã mượn những đời sống và thói quen đó của hai loài vật để nói lên thực trạng của xã hội hiện nay. Với hai loại người một loại người chỉ muốn không làm mà vẫn có ăn, sống hưởng thụ, dày ăn mỏng làm. Còn một người luôn sẵn sàng cống hiến và chăm chỉ làm việc có ích cho cộng đồng. Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người đó là trong cuộc sống cần phải có sự chăm chỉ, làm lụng thì mới có một cuộc sống lâu dài, ổn định, không nên có thái độ sống lười làm ỷ lại.
- Hãy phân tích lời nói của mối trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
- Hãy phân tích nhân vật kiến trong bài thơ ngụ ngôn Con mối và con kiến
- Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 – 7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
- Hãy viết một đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”
- Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay