Cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7>
- Dạng bài: Trên quê hương, đất nước ta có biết bao di tích lịch sử gắn với các nhân vật, sự kiện vẻ vang. Mỗi nhân vật, sự kiện ấy đều có thể là đề tài cho những câu chuyện thú vị và giàu ý nghĩa để em viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Hướng dẫn phân tích đề bài
- Dạng bài: Trên quê hương, đất nước ta có biết bao di tích lịch sử gắn với các nhân vật, sự kiện vẻ vang. Mỗi nhân vật, sự kiện ấy đều có thể là đề tài cho những câu chuyện thú vị và giàu ý nghĩa để em viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Yêu cầu:
+ Sự kiện được kể lại trong văn bản là có thật và liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
+ Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí.
+ Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.
+ Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả một cách hợp lí, tự nhiên.
+ Bố cục bài viết cần đảm bảo:
Mở bài: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
Thân bài: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
Dàn bài chung cho dạng bài
1. Mở đoạn:
+ Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
+ Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
2. Thân đoạn:
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết hợp kể chuyện với miêu tả.
+ Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.
+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện
+ Dấu tích liên quan.
Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.
+ Bắt đầu - diễn biến - kết thúc.
+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử
3. Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
Ví dụ minh hoạ
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Quốc Toản
A. Dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật: Trần Quốc Toản.
2. Thân bài:
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những phẩm chất tốt đẹp của Trần Quốc Toản.
3. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Trần Quốc Toản.
B. Các bài văn mẫu tham khảo:
Bài văn mẫu số 1:
Vị anh hùng mà em cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ là Trần Quốc Toản. Những sự việc có thật liên quan đến ông vẫn còn được lưu truyền đến hiện tại.
Bấy giờ, quân Mông - Nguyên mượn đường nhưng thực chất muốn sang xâm lược nước ta. Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì tuổi còn nhỏ, Trần Quốc Toản không được dự bàn việc đánh giặc.
Cậu mong muốn có thể gặp vua để bày tỏ lòng mình. Chính vì vậy, Quốc Toản đã chạy xuống thuyền, vượt qua hàng rào cấm vệ quân để đến nơi vua họp bàn. Khi được gặp vua, Trần Quốc Toản nói to “Xin đánh”. Vua nghe vậy, hiểu được tấm lòng của cậu, không trách phạt và ban cho cam quý. Quốc Toản lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Sau này, Trần Quốc Toản trở về huy động đội quân, sắm sửa vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ: “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Đội quân của ông đã lập được một số chiến công nhất định.
Hành động vô tình của Quốc Toản xuất phát từ tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cùng tính tình bộc trực, ngay thẳng của một chàng trai vẫn còn trẻ tuổi. Như vậy, có thể thấy Trần Quốc Toản tuy tuổi trẻ nhưng đã biết nghĩ về việc lớn bảo vệ Tổ quốc thì thật đáng trân trọng, cảm phục.
Bài văn mẫu số 2:
Đất nước Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng. Trong số đó, Trần Quốc Toản là vị anh hùng đáng ngưỡng mộ và cảm phục.
Trần Quốc Toản (không rõ năm sinh, năm mất), hiệu là Hoài Văn hầu, là một tông thất nhà Trần.
Vào năm 1282, vua Trần Nhân Tông cho tổ chức Hội nghị gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự. Q uốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn uất, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.
Không nản lòng, Trần Quốc Toản lui về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí, đóng chiến thuyền viết lên cờ sáu chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, đền ơn vua). Tiếng vang của Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng lan truyền khắp mọi nơi.
Đến năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào xâm lược nước ta. Lúc này, lá cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Ông đã trực tiếp chỉ huy quân đội sát cánh cùng quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Quân giặc phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Sau này, khi ông hy sinh, vua Trần hết sức thương tiếc, cho cử hành tang lễ và đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.
Trần Quốc Toản không chỉ có tài năng mà còn mang những phẩm chất tốt đẹp như dũng cảm, kiên cường và nghị lực. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay