Bài 6. Bài học cuộc sống - Văn mẫu 7 Kết nối tri t..

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về văn bản Con mối và con kiến


Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lao động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người. Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Bài mẫu 2

Con mối và con kiến chỉ là hai con vật nhỏ bé nhưng nó có thể đại diện cho hai loại người trong xã hội. Qua văn bản “Con mối và con kiến”, ta có thể thấy được tính cách của hai con vật này và cách sống của mỗi loài khác hẳn nhau. Con mọt thì sống lười nhác, chỉ biết đục rỗng mọi thứ, làm cho chúng trở nên yếu ớt hơn. Còn kiến thì ngược lại, luôn biết lo lắng cho tương lai, tìm kiếm thức ăn, vun đắp tổ ấm. Hai loài vật này chính là đại diện cho hai loại người. Người giống con mọt thì chỉ biết sống lười nhác, phụ thuộc vào người khác, không chịu khó làm việc. Còn con kiến đại diện cho những người chăm chỉ, luôn biết lo nghĩ cho tương lai. Qua văn bản, ta còn có thể rút ra được bài học cho bản thân mình, muốn có ăn thì phải làm việc, phải biết vun đắp cho tương lai, chứ đừng lười nhác, chỉ biết nằm không hưởng thụ.

Bài mẫu 3

Văn bản "Con mối và con kiến" lấy hai nhân vật chủ đạo để nói lên hai kiểu người trong xã hội. Con mối với lối sống lười biếng, chỉ biết đục rỗng mọi thứ. Còn con kiến luôn biết lo xa, chăm chỉ kiếm thức ăn, xây dựng tổ ấm. Con mối đại diện cho những con người lười biếng, ăn không ngồi rồi, sợ vất vả, không chịu khó làm việc, chỉ biết hưởng thụ trên thành quả của người khác. Con kiến lại ngược lại, nó là đại diện cho những người luôn biết lo cho tương lai, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm với xã hội. Qua câu chuyện, ta có thể rút ra được những bài học và thông điệp riêng cho mình: Có làm thì mới có ăn. Nếu không chịu làm việc mà chỉ biết hưởng thụ, sống như kí sinh ăn mòn, mục rữa vật chủ thì kiểu gì cũng sẽ sụp đổ.


Bình chọn:
4.6 trên 46 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí