Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé thợ nề trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả lớp 7>
1. Mở đoạn: - Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích - Nêu cảm nhận chung về nhân vật cậu bé thợ nề
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về tác phẩm và đoạn trích
- Nêu cảm nhận chung về nhân vật cậu bé thợ nề
2. Thân đoạn:
- Gia cảnh của cậu bé thợ nề
+ Mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.
+ Bố mẹ làm nghề thợ nề.
+ Bố mẹ và cậu ở trên một cái gác xép.
+ Bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.
+ Bố mẹ cậu thương cậu lắm
- Tài năng và phẩm chất của cậu bé thợ nề
+ Khéo léo dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững.
+ Xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ.
3. Kết đoạn:
- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật cậu bé thợ nề
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Nhân vật cậu bé thợ nề trong Những tấm lòng cao cả của nhà văn A-mi-xi là một nhân vật đặc biệt để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Cậu bé thợ nề từ nhỏ đã phải sống trong một gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm nghề thợ nề và cả gia đình phải sống trên căn gác xép chật hẹp. Điều này được thể hiện qua lời kể của nhân vật “tôi”. Tuy vậy, bố mẹ cậu thương cậu lắm. Điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn.
Cậu bé thợ nề ấy còn khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ.
Những đặc điểm về tài năng và phẩm chất này không chỉ giúp cậu bé thợ nề vượt qua những khó khăn trong cuộc sống mà còn là nền tảng cho sự trưởng thành của cậu sau này.
Qua ngòi bút A-mi-xi, cậu bé thợ nề hiện lên với tài năng và những phẩm chất đáng quý và chúng ta càng thêm yêu quý hơn cậu bé thợ nề.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Trong văn bản ”Những tấm lòng cao cả", nhân vật cậu bé thợ nề đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Ngay từ đầu đoạn trích ta có thể thấy được hoàn cảnh có phần éo le của gia đình cậu. Tên gọi nhân vật đã cho thấy đó là một cậu bé có bố mẹ là những người lao động với bố là thợ nề. Trong lời kể nhân vật "tôi" thì "bố mẹ và cậu ở trên một cái gác xép "thậm chí" bố cậu còn đang theo học lớp ban đêm để biết đọc". Cậu bé ấy xuất hiện với trang phục không có gì là khá giả". Mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.
Tuy vậy, tuổi thơ cậu vẫn luôn sống trong tình yêu thương của bố mẹ và dù nhỏ tuổi nhưng cậu đã bộc lộ tài năng và phẩm chất khi chơi trò xây dựng cùng nhân vật chính - điều không dễ thấy ở những đứa trẻ lứa tuổi cậu.
Có thể nói, cậu bé thợ nề là một nhân vật để lại dấu ấn đặc biệt trong tác phẩm. Hình ảnh của cậu vẫn luôn đọng mãi trong tâm trí mỗi độc giả - đại diện cho vẻ đẹp tinh thần trong trẻ thơ, sự trong sáng và sức sống mãnh liệt.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Nhân vật cậu bé thợ nề đã để lại cho chúng ta rất nhiều ấn tượng và những bài học quý giá trong cuộc sống.
Sống trong gia cảnh khó khăn, bố mẹ làm nghề thợ nề và cả gia đình phải sống trên căn gác xép chật hẹp song đổi lại, tuổi thơ của cậu luôn được bồi đắp bởi tình yêu thương. Điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. Hơn thế nữa, dù nhỏ tuổi nhưng cậu đã bộc lộ tài năng và phẩm chất khi chơi trò xây dựng cùng nhân vật chính - điều không dễ thấy ở những đứa trẻ lứa tuổi cậu.
Qua ngòi bút A-mi-xi, cậu bé thợ nề hiện lên với tài năng và những phẩm chất đáng quý. Nhân vật cậu bé thợ nề là một hình ảnh đẹp, để lại ấn tượng sâu sắc cho mỗi chúng ta.
Bài tham khảo Mẫu 1
Tác phẩm "Những tấm lòng cao cả" của tác giả A- mi- xi là một tác phẩm giàu giá trị nhân văn. Đoạn trích trên đây kể với ta về cậu bé thợ nề với nhiều phẩm chất đáng quý. Nhân vật cậu bé thợ nề đã để lại cho chúng ta rất nhiều ấn tượng và những bài học quý giá trong cuộc sống.
Trước hết, về gia cảnh của cậu bé thợ nề là một người con của nhà lao động còn nhiều khó khăn. Ngay từ đầu đoạn trích ta có thể thấy được hoàn cảnh có phần éo le của gia đình cậu bé thợ nề. Tên gọi nhân vật đã cho thấy đó là một cậu bé có bố mẹ là những người lao động với bố là thợ nề. Trong lời kể nhân vật "tôi" thì "bố mẹ và cậu ở trên một cái gác xép "thậm chí" bố cậu còn đang theo học lớp ban đêm để biết đọc". Cậu bé ấy xuất hiện với trang phục không có gì là khá giả". Mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao.
Thứ hai, mặc dù cậu sống trong một gia đình khó khăn nhưng cậu bé thợ nề ấy vẫn luôn được bố mẹ yêu thương và chăm chút. Biều này thấy rõ ở chỗ "quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lại rất dài, và cái cà vạt của cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho ngay ngắn". Dù sống trong một hoàn cảnh khó khăn nhưng cậu vẫn luôn lạc quan và vui vẻ.
Thứ ba, cậu bé thợ nề là một cậu bé rất khéo léo và nhẫn nại. Chúng ta hãy xem cách cậu bé ấy cùng nhân vật" tôi" chơi trò xây dựng: "Cậu bé thợ nề thân yêu đấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ", "cậu xây với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại" cậu xây từ tháp này qua tháp khác, từ cầu này sang cầu khác, cậu xây được rất nhiều công trình, những kiến trúc mới lạ. Ít người bằng tuổi cậu có thể làm được như vậy.
Tóm lại nhân vật cậu bé thợ nề là một nhân vật mà có lẽ chúng ta chẳng thể nào quên. Mặc dù khi chúng ta đã gấp trang sách lại nhưng chúng ta vẫn cảm thấy cậu bé thợ nề vẫn ở xung quanh đâu đây. Cậu bé ấy là hình ảnh của trẻ thơ với nét đẹp tâm hồn trong trẻo và đầy sức sống.
Bài tham khảo Mẫu 2
“Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé, về những chuyện rất bình thường, nhưng sức lay động của tình yêu thương, lòng trung thực, sự chân thành và quả cảm từ những câu chuyện nhỏ lại thật mạnh mẽ. Trong đó, để lại ấn tượng sâu sắc cho bận đọc là hình tượng nhân vật cậu bé thợ nề.
Đầu tiên, từ chi tiết “mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao” đã thể hiện gia cảnh có phần nghèo khó của cậu. Bố mẹ làm nghề thợ nề, cả gia đình ở trên một cái gác xép, thậm chí còn cả không biết được chữ nên bố cậu phải theo lớp học ban đêm để biết đọc. Chính hoàn cảnh gia đình có phần cơ cực như vậy nên tuổi thơ của cậu bé cũng gắn liền với tên gọi “thợ nề” mà tác giả đã chủ ý đặt cho cậu.
Tuy nhỏ tuổi nhưng cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Cậu thể hiện tài năng và phẩm chất của mình chỉ qua cách chơi trò xây dựng cùng nhân vật chính.
Ngoài ra, mặc dù hoàn cảnh khó khăn nghèo túng là thế song bố mẹ cậu thương cậu lắm. Điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. Chính chi tiết này đã làm nổi bật lên thông điệp của tác giả: những điều nhỏ bé có sức mạnh lay động trái tim.
Nhân vật cậu bé thợ nề trong đoạn trích "Những tấm lòng cao cả" hiện lên thật chân thực với vẻ đẹp về nhân cách và tâm hồn. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu đã có những tài năng và phẩm chất đáng quý. Mong rằng, câu chuyện gắn liền với cuộc đời của cậu sẽ luôn ghi dấu trong tâm trí mỗi độc giả.
Bài tham khảo Mẫu 3
Tập truyện "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo de Amicis) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 1886, ngay sau đó được chào đón nồng nhiệt ở Ý. Trải qua những biến động của lịch sử, vượt ra khỏi phạm vi bối cảnh nước Ý cuối thế kỉ XIX, tác phẩm luôn được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới đón nhận và yêu mến. Có thể nói, "Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé, về những chuyện rất bình thường, nhưng sức lay động của tình yêu thương, lòng trung thực, sự chân thành và quả cảm từ những câu chuyện nhỏ lại thật mạnh mẽ. Trong đó, cậu bé thợ nề được mô tả là một nhân vật đầy phẩm chất đáng quý, để lại cho độc giả không ít cảm xúc và bài học quý báu.
Trước tiên, phải nói về hoàn cảnh gia đình của cậu bé thợ nề. Đó là một gia đình nghèo khó, nơi mà công việc của bố mẹ cậu chỉ là những công việc lao động vất vả - thợ nề. Môi trường sống của cậu bé được miêu tả khá rõ ràng qua lời kể của nhân vật chính, khi bố mẹ và cậu sống trong một căn nhà gác xép, và thậm chí, bố cậu còn phải đi học lớp ban đêm để học biết đọc. Với hoàn cảnh gia đình cậu bé, sự hiện diện của nghèo đói được thể hiện một cách chân thực qua việc miêu tả chiếc áo vét của cậu, là một mảnh vải cũ được cắt lại từ áo của bố, với vết vôi và thạch cao dính trên đó.
Mặc dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng cậu bé thợ nề vẫn nhận được tình yêu và sự chăm sóc từ bố mẹ. Tình thương thể hiện thông qua việc mẹ cậu đã may lại quần cho cậu, mặc dù có vẻ không đẹp mắt nhưng vẫn giữ cơ thể ấm áp. Ngay cả chiếc cà vạt, một phụ kiện nhỏ, cũng được mẹ cậu tự tay thắt cho cậu bé. Mặc dù cuộc sống đầy gian khó, nhưng cậu vẫn giữ được sự lạc quan và niềm vui.
Cậu bé thợ nề còn là một đứa trẻ có tài năng và kiên nhẫn. Cậu bé thể hiện khéo léo và kiên nhẫn khi xây dựng các công trình kiến trúc, từ các ngọn tháp cho đến các cây cầu, với sự nghiêm túc và kiên trì khi chơi trò chơi với nhân vật chính.
Có thể nói, cậu bé thợ nề là một nhân vật để lại dấu ấn đặc biệt trong tác phẩm. Hình ảnh của cậu vẫn luôn đọng mãi trong tâm trí mỗi độc giả - đại diện cho vẻ đẹp tinh thần trong trẻ thơ, sự trong sáng và sức sống mãnh liệt.
- Viết bài văn phân tích nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật cậu bé Tùng trong tác phẩm Chiếc đèn ông sao lớp 7
- Viết bài văn phân tích nhân vật Cecilia Paim trong tác phẩm Cây cam ngọt của tôi lớp 7
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay