Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên>
J.A. Comenxki đã từng khẳng định: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu “Không thầy đố mày làm nên”.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa của câu “Không thầy đố mày làm nên”:
- “Thầy” ý chỉ người thầy, cô giáo - những người dạy dỗ chúng ta
- “Mày” ý chỉ học trò, “làm nên” có thể hiểu là đạt được mục tiêu, có được thành công.
=> Câu tục ngữ đã khẳng định tầm quan trọng của người giáo viên.
b. Vai trò của người thầy
- Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức và dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số. Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để ta có được kiến thức như hôm nay.
- Không chỉ vậy, thầy cô còn giúp rèn luyện cho mỗi người nhân cách, đạo đức tốt đẹp. Cũng như định hướng cho chúng ta lựa chọn mục tiêu, ước mơ đúng đắn, phù hợp với bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu “Không thầy đố mày làm nên”.
Bài mẫu 1
J.A. Comenxki đã từng khẳng định: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của người giáo viên. Cũng cùng quan điểm đó, ông cha ta cũng đã gửi gắm lời khuyên răn qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”.
Đầu tiên, “thầy” ý chỉ người giáo viên - họ là những người có công dạy dỗ, giáo dục mỗi người. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của thầy, cô giáo đối với mỗi người. Như vậy, “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định được tầm quan trọng của người giáo viên đối với con người.
Thầy cô không chỉ dạy kiến thức, mà còn có vai trò định hướng, giáo dục nhân cách. Từ khi mới bước vào lớp một, thầy cô đã cầm tay uốn nắn từng nét chữ, dạy chúng ta đọc chữ, tính toán. Đến khi lớn hơn, thầy cô lại giúp chúng ta hiểu được những kiến thức, rèn luyện đạo đức hay định hướng về nghề nghiệp. Không chỉ vậy, thầy cô cũng trở thành một người bạn khi sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho học trò…
Trải qua bao thế hệ, dân tộc Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Từ xa xưa, thầy đồ (cách gọi người dạy chữ cho trẻ) luôn được yêu mến, kính trọng. Ở hiện tại, chúng ta có ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam để tôn vinh, tri ân các thầy cô giáo. Họ giống như những người lái đò thầm lặng, cần mẫn đưa chuyến đò của mình qua sông. Vào những ngày, học sinh và phụ huynh lại gửi đến thầy cô lời cảm ơn hay những bó hoa, món quà để bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Qua câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”, mỗi người nhận ra được tầm quan trọng của thầy, cô giáo. Chúng ta cần dành cho họ sự tôn trọng, yêu mến vì những điều tốt đẹp mà họ mang lại.
Bài mẫu 2
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm điều đó qua câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
Trước tiên, “thầy” là thầy, cô giáo - những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống.
Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục. Còn thầy cô lại có công dạy dỗ, định hướng. Những nét chữ đầu tiên, chúng ta được thầy cô cầm tay chỉ dạy. Hay những phép toán đầu tiên, chúng ta được thầy cô hướng dẫn. Không chỉ vậy, trên con đường chinh phục ước mơ, thầy cô cũng là người giúp đỡ, định hướng để mỗi người có được những lựa chọn, quyết định đúng đắn.
J.A. Comenxki đã từng khẳng định: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Chính vì vậy, chúng ta đã giành hẳn một ngày để tri ân các thầy cô giáo. Đó là ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11. Vào dịp này, các trường học sẽ tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm. Các thầy cô đều ăn mặc rất lịch sự, trang trọng. Học trò sẽ gửi đến thầy cô những lời cảm ơn chân thành nhất. Những bài hát như “Bụi phận”, “Người thầy”... vang lên gợi niềm xúc động dạt dào. Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người. Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp để các bậc phụ huynh gửi lời tri ân đến người đã dạy dỗ con cái của họ nên người.
Thầy cô - hai tiếng giản dị mà quá đỗi thiêng liêng. Họ là những người lái đò thầm lặng, luôn miệt mài đưa khách qua sông, đến với bến bờ của tri thức. Mỗi học sinh hãy cố gắng học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện phẩm chất để tương lai trở thành người có ích cho xã hội.
Như vậy, câu “Không thầy đố mày làm nên” gửi gắm bài học vô cùng sâu sắc. Từ đó, mỗi người nhận ra được tầm quan trọng của thầy cô giáo trong cuộc sống.
(Nguồn: Sưu tầm)
Bài mẫu 3
Từ xưa đến nay, 'tôn sư trọng đạo' là truyền thống tốt đẹp, là điển hình cho việc rèn luyện đạo đức của nhân dân Việt Nam. Người thầy đóng vai trò quan trọng trên con đường thành công của mỗi con người. Câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên' đã được ông cha ta truyền dạy, nhấn mạnh sức ảnh hưởng của người thầy trong cuộc sống.
'Thầy' không chỉ là người có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm, mà còn là người truyền đạt những giá trị, kinh nghiệm từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Thiếu vắng người thầy, chúng ta sẽ thiếu đi những bước dẫn, những lời khuyên đúng đắn giúp ta vượt qua khó khăn trong cuộc đời.
Để 'làm nên' và đạt được thành công, chúng ta cần có người hướng dẫn, người thầy tận tâm và chu đáo. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta về sự quan trọng của việc trân trọng người thầy, người đồng hành đưa ta tiến bước tới tương lai.
Trong mọi công việc, việc có người hướng dẫn là quan trọng. Không ai sinh ra đã biết mọi thứ, và người thầy chính là người sẽ dạy chúng ta những điều quan trọng nhất. Muốn nấu một món ngon, trồng cây xanh, giải bài toán khó, hay viết một bài văn xuất sắc, chúng ta cần có người thầy có kinh nghiệm hướng dẫn. Đúng như câu tục ngữ Việt Nam nói:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều,
Muốn con giỏi phải yêu thầy.
Những tấm gương thành công như Nguyễn Dữ, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi đều ghi chép công lao của người thầy trong cuộc đời họ. Tuy nhiên, để đạt thành công, người học cũng đóng vai trò quan trọng. Người học cần có ý chí, chăm chỉ rèn luyện và tự học để thêm kiến thức cho bản thân.
Người học có thể tự học và đạt được thành công như Thomas Edison hay Mạc Đĩnh Chi. Tuy nhiên, điều này không phải là phủ nhận vai trò của người thầy, mà là sự kết hợp hài hòa giữa người thầy và người học mang lại hiệu quả tốt nhất. Câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên' là lời khẳng định sâu sắc về tầm quan trọng của người thầy trong cuộc sống, và chúng ta cần thấu hiểu để biết trân trọng công lao của họ.
Bài mẫu 4
Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là điều quý báu được thể hiện qua nhiều thế hệ. Câu tục ngữ 'Không thầy đố mày làm nên' là bài học quý giá về vai trò của người thầy trong cuộc đời mỗi người.
Câu tục ngữ nhắc nhở về quan trọng của người thầy, người hướng dẫn. 'Thầy' không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người định hình nhân cách, con người của chúng ta. Thiếu vắng sự hướng dẫn của người thầy, chúng ta khó mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ này khẳng định rằng người thầy vẫn giữ vai trò quan trọng, và chúng ta cần trân trọng công lao của họ. Người thầy không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người định hình nhân cách, con người của chúng ta. Thiếu vắng sự hướng dẫn của người thầy, chúng ta khó mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta cần nhớ mãi công lao của họ và biết ơn vì sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của chúng ta.
Người thầy là người đồng hành trên con đường học tập và làm người. Họ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, hướng dẫn ta đúng đắn để thành công. Đối với những người học sinh, sự có mặt của thầy cô là nguồn động viên, là động lực để ta phấn đấu hơn.
Bài mẫu 5
Trong cộng đồng học đường và xã hội, vai trò của người thầy là không thể phủ nhận trong quá trình hình thành tri thức và phẩm chất đạo đức cho học sinh. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” mà dân gian truyền lại thật sự có ý nghĩa sâu sắc.
Quá trình học tập là một cuộc hành trình kéo dài cả đời. Ngay từ những năm thơ ấu, chúng ta học những điều hay lẽ phải từ gia đình, nơi đây coi như là những 'người thầy' đầu tiên. Sau đó, khi bước vào học đường, người thầy giáo trở thành người đồng hành quan trọng.
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là một tuyên ngôn về vai trò quan trọng của người thầy. Họ không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn giúp chúng ta hình thành tương lai, xây dựng nhân cách và trách nhiệm trong xã hội.
Người thầy không chỉ đóng vai trò trong quá trình học tập mà còn là người đưa dắt chúng ta đến những thành công trong cuộc sống. Họ là những người lái đò, giúp chúng ta vượt qua những thách thức, giống như con sông lớn mà không thể vượt qua nếu thiếu sự hỗ trợ của họ. Người thầy chính là người mang chúng ta tới bờ thành công, nơi mà chúng ta mơ ước.
Người thầy luôn truyền đạt tâm huyết, tình cảm qua những bài giảng. Họ mong muốn học trò của mình phát triển tốt hơn, trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần vào xây dựng đất nước. Dù thế hệ học trò qua đi, người thầy vẫn âm thầm đưa họ tới những chân trời mới. Hành động đó thật cao đẹp.
Là học sinh, chúng ta cần nỗ lực học tập để không làm mất lòng và công lao của những người thầy luôn đồng hành cùng chúng ta. Họ chính là những người dẫn lối, đưa chúng ta tới tương lai sáng lạng.
- Viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn
- Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng có lúc lại khẳng định: Học thầy không tày học bạn.
- Hãy phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm
- Viết bài văn phân tích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Viết bài văn phân tích câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay