Tổng hợp 50 bài văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài..

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Mẹ lớp 7


1. Mở đoạn: - Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai. - Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn:

- Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai.

- Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.

2. Thân đoạn:

- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. 

- Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

+ Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh “mẹ” và “cau”: “Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng”, “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng”. 

+ Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhận mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già.

+ Các cặp từ trái nghĩa, đối lập: còng -thẳng, xanh rờn -bạc trắng, cao – thấp, giời – đất

→ Thực tế khắc nghiệt của thời gian mẹ thì ngày một già nua, yếu đuối, còn tre thì ngày càng cao lớn, vững chãi.

+ “Ngày con còn bé…Mẹ còn ngại to” à Miếng cau bổ ra ngày càng nhỏ cũng đủ gợi cho ta tuổi già món mém của mẹ. Cau bổ tư rồi cau bổ tám như những chia sẻ, san sẻ hút dần sức lực của mẹ. 

+ Nhịp thơ bốn chữ cứ có cảm giác cứ như lập cập, thổn thức, gieo gieo từng giọt nước mắt lặn vào trong buốt nhói với bao chiêm nghiệm.

-  Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

+ Hình ảnh miếng cau: “Một miếng cau khô - Khô gần như mẹ” cũng đủ bao cảm thông khi: “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay, tiếc xót. 

+ Câu hỏi tu từ “Ngẩng trời hỏi vậy - sao mẹ ta già” à Câu hỏi tự vấn đất trời cũng chính là tự vấn lòng mình. Một sự cô đơn ngỡ như vô vọng: “Không một lời đáp - Mây bay về xa”.

3. Kết đoạn:

- Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Bằng lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Hình ảnh cau lại xuất hiện, nhưng lần này không phải là cây cau cao xanh rờn mà là miếng cau khô gầy. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Bài thơ Mẹ đã thể hiện tình cảm, cảm xúc yêu quý, kính trọng mẹ của người con. Tác giả đã so sánh cuộc đời của mẹ với cau và nhận thấy rằng cau thì vẫn thẳng, xanh rờn còn mẹ thì đầu đã bạc. Khi cau gần với trời, mẹ càng gần với đất. Cây càng cao lớn lên thì người mẹ của ta ngày càng già, càng yếu đi. Sao mẹ ta già khiến trời không thể trả lời được vì đây là quy luật của cuộc đời, khi con ngày càng lớn lên thì mẹ sẽ ngày càng già đi. Công lao của mẹ đối với ta là không gì có thể đền đáp được.

Bài tham khảo Mẫu 1

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài thơ là lời bày tỏ của người con dành cho mẹ của mình. Hình ảnh “mẹ” được đặt trong tương quan so sánh với “cau”. Mẹ hiện lên với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với hình dáng cây cau trong vườn: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng” khiến con càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao nhưng mẹ của con lại “ngày một thấp”. Tuổi giờ giờ đã in hằn lên bóng dáng của mẹ. Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư, nhưng hôm nay miếng cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà “Mẹ còn ngại to!”. Nhìn miếng cau khô quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày: “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ”. Chứng kiến điều này, người con cảm thấy xót xa, mà đôi tay run run “nâng” với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con “không cầm được lệ”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thấy thật đồng cảm với nhân vật con trong bài. Câu hỏi tự vấn “Sao mẹ ta già?” như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi. Việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so sánh đã giúp khắc họa chân thực hình ảnh mẹ. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.

Bài tham khảo Mẫu 2

Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô/Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng hỏi giờ vậy/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.

Bài tham khảo Mẫu 3

“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già”. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.


Bình chọn:
4 trên 9 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí