Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Văn mẫu 7 Cán..

Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống


Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động. Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống. “Nhất Nước”: Thứ nhất là Nước. Nước không chỉ là nước mà phải được hiểu là mảnh đất hay thửa ruộng được cầy bừa cẩn thận và có nước tưới đầy đủ. “Nhì Phân”: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón càng được bón đúng loại, đầy đủ và đúng lúc thì càng tốt. “Tam Cần”: Thứ ba là Cần tức là Lao động. Lao động càng tiên tiến và càng cao về mặt kỹ thuật thì càng bảo đảm. “Tứ Giống”: Thứ bốn là Giống tức là Hạt giống. Hạt giống càng có năng suất cao, có sức đề kháng sâu rầy càng mạnh càng. Như vậy, câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc.

Bài mẫu 2

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, đây là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra cây lúa, hạt gạo trên đồng ruộng Việt Nam. Theo cách nói trên, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự quan trọng của bốn yếu tố, cũng có thể gọi là bốn quy trình kĩ thuật, bốn điều kiện, nguyên nhân để sản xuất thắng lợi. Thứ nhất là "ruộng phải có nước", nước nhiều và đủ. Thứ hai là "ruộng phải bón phân", bón đúng thời vụ, bón đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chí vun xới, làm cỏ, trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng, việc thứ tư: cần coi trọng giống lúa, giống cây. Tất nhiên, trong khoa học nông nghiệp ngày nay, thứ tự nhất, nhì, ba, tư đó không phải máy móc, lúc nào cũng như thế, nơi nào cũng như thế… Song, quy trình bốn yếu tố nước, phân, cần, giống phải luôn đầy đủ, hài hoà; là những kinh nghiệm quý báu giúp các kĩ sư nông nghiệp, những chiến sĩ trên đồng ruộng Việt Nam ngày nay làm tốt nhiệm vụ sản xuất lúa gạo, đem lại no ấm cho nhân dân ta, Tổ quốc ta. Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng : bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những cân tục ngữ về thiên nhiên và lao dộng sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là hài học thiết thực, là hành trang, "túi khôn" của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết vù nâng cao năng suất lao động.

Bài mẫu 3

Đất Việt ta tự hào với chiếc nôi của nền văn minh nông nghiệp sông Hồng. Trải qua bao gian khó, nhọc nhằn bên đồng ruộng, cha ông ta đã đúc rút ra kinh nghiệm quý báu để có một vụ mùa nông nghiệp bội thu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu ra được bốn khâu quan trọng trong trồng trọt, cấy hái. Nước là yếu tố hàng đầu trong nông nghiệp để tưới mát cho cây, giúp cây đủ nguồn nước và ra hoa, kết trái. Những vụ mùa hạn hán, cây cối rất khó để đạt được năng suất cao. Yếu tố quan trọng thứ hai là phân bón, cây muốn phát triển tốt cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và được bón đúng thời điểm. Không có phân bón, cây sẽ còi cọc và chất lượng sản phẩm sẽ thấp. Điều quan trọng thứ ba là yếu tố con người, sự cần cù chăm bón trên đồng ruộng, siêng năng học hỏi kinh nghiệm làm nông nghiệp sẽ làm nên một vụ mùa bội thu. Yếu tố cuối cùng được các tác giả dân gian nhắc đế chính là giống cây trồng, hạt giống tốt và khỏe sẽ có sức đề kháng cao, chống được sâu bệnh. Đặc biệt việc nghiên cứu và sử dụng các giống mới không chỉ cho năng suất cao mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao. Câu tục ngữ ngắn gọn, có vần nhịp đã gợi tả được những kinh nghiệm của cha ông đã quan sát và đúc rút qua ngàn đời. Bài học ấy là “sàng khôn” cho người nông dân Việt trong phát triển nền nông nghiệp đất nước ngày một trù phú và tươi đẹp hơn.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí