Phân tích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người
Khi bàn về vẻ đẹp bên ngoài của con người, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu về câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”.
2. Thân bài
- Giải thích:
+ “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.
+ “Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.
- Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.
- Lời khuyên: Con người phải biết chăm sóc đến vẻ bên ngoài hơn.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên
Bài mẫu 1
Khi bàn về vẻ đẹp bên ngoài của con người, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
Trước hết “cái răng, cái tóc” đều chỉ những bộ phận trên gương mặt con người. Chúng là biểu tượng cho vẻ đẹp ngoại hình. Tuy chúng hết sức nhỏ bé nhưng lại là điểm nhấn quan trọng làm nên vẻ đẹp của mỗi chúng ta. Một mái tóc gọn gàng sẽ làm tăng thêm sự quyến rũ. Một hàm răng đẹp sẽ làm nụ cười thêm tự tin.
Câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở chúng ta phải biết chăm chút đến vẻ bề ngoài của bản thân. Đó chính là một yếu tố quan trọng có thể khắc họa nên tính cách của mỗi người. Khi nhìn vào một ai nào đó, nếu muốn đánh giá họ có phải là một người sạch sẽ, gọn gàng thì chỉ cần chú ý đến mái tóc có được chải chuốt, hàm răng có được sạch sẽ. Ngược lại, những người luộm thuộm, bất cẩn sẽ không bận tâm quá nhiều đến điều ấy.
Còn “góc con người” là muốn nói đến tính cách, phẩm chất của con người. Vẻ bề ngoài đôi khi cũng là một góc của tính cách. Tuy rằng, không thể nhìn bề ngoài để đánh giá toàn bộ tính cách bên trong. Nhưng đôi khi, nếu mỗi người tự biết chăm chút vẻ bề ngoài cũng sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh. Từ đó, họ sẽ đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống. Cũng như đón nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh.
Qua phân tích trên, câu tục ngữ trên là một lời khuyên hết sức đúng đắn và sâu sắc dành cho chúng ta.
Bài mẫu 2
Ấn tượng đầu tiên của chúng ta với người đối diện có lẽ sẽ đến từ khuôn mặt. Không phải lẽ dĩ nhiên khi người Việt xưa đã rất coi trọng mái tóc và hàm răng. Vì chúng vốn lại biểu tượng cho vẻ đẹp của con người. Cũng giống như lời khuyên trong câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
Con người phải trải qua hàng triệu năm mới có được nền văn minh như ngày hôm nay. Ở mỗi thời đại khác nhau, chúng ta đều có những chuẩn mực riêng về cái đẹp. Nhưng không vì thế mà ý nghĩa của câu tục ngữ này mất đi. “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính là nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.
Từ xa xưa, ông cha ta đã rất coi trọng việc chăm chút đến “mái tóc, hàm răng”. Nhất là đối với phụ nữ, họ thích để tóc dài và chăm sóc tóc rất cẩn thận bằng các loại dược liệu tự nhiên khiến cho mái tóc mềm mượt, đen bóng. Mái tóc đối với người phụ nữ rất quan trọng. Chính vì vậy mà những người phụ nữ không chồng mà có con trong xã hội xưa thường bị phạt vạ bằng cách cạo đầu, rồi thả trôi sông. Họ cho rằng đấy chính là hình phạt nặng nề nhất. Vì mất đi mái tóc dài chẳng khác nào mất đi vẻ đẹp dịu dàng, kiều diễm. Với hàm răng cũng vậy, người Việt xưa có tục lệ nhuộm răng đen. Hàm răng đen nhánh chính là vẻ đẹp chuẩn mực của quá khứ. Đến ngày hôm nay, chuẩn mực cái đẹp cũng thay đổi. Nhưng vai trò của hàm răng, mái tóc thì vẫn không thay đổi.
Khi tiếp xúc với một người xa lạ, có lẽ mỗi người sẽ đều chú ý đến vẻ đẹp bên ngoài. Một mái tóc gọn gàng, một nụ cười tươi với hàm răng đẹp sẽ tạo ra ấn tượng tốt cho người đối diện. Tuy không phải là tất cả, nhưng một người biết chăm chút cho vẻ bên ngoài sẽ thể hiện được mình là một người cẩn thận, chỉn chu. Từ đó, họ sẽ gây được thiện cảm và có được lòng tin từ mọi người xung quanh. Công việc của họ cũng sẽ có được những thuận lợi. Cuộc sống cũng trở nên hạnh phúc hơn.
Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến cho mỗi chúng ta một lời khuyên sâu sắc. Thật vậy, “cái răng cái tóc” chính là một “góc của con người”.
Bài mẫu 3
Tục ngữ là kho tàng trí thức của dân tộc Việt Nam. Những câu tục ngữ luôn chứa đựng những bài học giá trị dành cho con người. Một trong số đó là câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.
Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận thuộc về hình thức của con người. Chúng ta khi quan sát bất kỳ một người nào đó đều sẽ bị thu hút bởi ngoại hình của họ. Mái tóc có gọn gàng, hàm răng có trắng đẹp mới gây được thiện cảm với những người xung quanh. Bởi điều đó thể hiện sự chỉn chu của họ. Về “góc con người” ở đây được dùng để chỉ nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Cái răng, cái tóc góp phần thể hiện được nhân cách của mỗi người.
Ví dụ như trong xã hội xưa, người phụ nữ Việt Nam được coi là đẹp khi có một mái tóc dài, mượt và đen; cùng với đó làm hàm răng được nhuộm đen. Nhưng ở xã hội hiện đại, chuẩn mực của cái đẹp cũng thay đổi, người phụ nữ có thể để nhiều kiểu tóc hơn và không còn nhuộm răng đen nữa.
Qua câu tục ngữ, này ông cha ta cũng muốn nhắc nhở một bài học sâu sắc. Mỗi người cần phải biết chăm chút đến vẻ bề ngoài của bản thân. Bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng có thể khắc họa nên tính cách của mỗi người. Khi nhìn vào một ai nào đó, nếu muốn đánh giá họ có phải là một người sạch sẽ, gọn gàng thì chỉ cần chú ý đến mái tóc có được chải chuốt, hàm răng có được sạch sẽ. Ngược lại, những người luộm thuộm, bất cẩn sẽ không bận tâm quá nhiều đến điều ấy. Vẻ ngoài gọn gàng, chỉn chu sẽ giúp cho chúng ta có được hiệu quả tốt trong công việc. Cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh, từ đó dễ dàng gây được những thiện cảm.
Như vậy, câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” là một lời khuyên quý giá đối với mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
- Phân tích câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội mà em ấn tượng
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường
- Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng