Bài 7. Thơ - Văn mẫu 7 Cánh diều

Cảm nhận của em về hình ảnh hai cha con trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông


Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại

Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trong hơi gió chứ không phải trong các con thuyền đồ sộ. Bài thơ mở đầu trong một “khí thế” như câu chuyện cổ tích của thiên nhiên chan hòa sắc màu rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch.

Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu hạnh phúc như mở ra, mời gợi con người. Bóng dáng hai cha con như nổi bật hẳn bởi sự nhỏ bé của con người, khung cảnh thiên nhiên bao la sóng nước. Người cha bỗng trở nên già dặn, tuổi đời như trải dài trong ước mơ vô tận của biển khơi trong bóng lênh khênh, trong tầm mắt của tác giả. Con như thể gói gọn trong tiếng gọi của biển, bé bỏng nhưng tràn đầy một tương lai mới đang chờ đợi. Hình ảnh đối thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con, nhưng họ cùng hướng về ước muốn nhất định, cùng tồn tại song song trong tiếng gọi của đại dương buổi sớm mai. Khung cảnh đại dương mãi chói chang, huyền diệu:

Sau trận mưa đêm rả rích

Đất càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh hồng

Đọc câu thơ ta cảm nhận được trước mắt ta cảnh vật bỗng tươi đẹp hơn. Bãi cát trải dài mịn màng như được một bàn tay thần kì nào đó đêm qua vuốt ve. Nước biển trong một màu biếc khơi gợi trong ta một cảm xúc dạt dào như muốn chạy ùa vào lòng biển. Khung cảnh tươi đẹp ấy chỉ có được sau một trận mưa đêm dai dẳng liên tục. Biển đẹp càng trong sáng bao nhiêu thì trận mưa đêm qua càng kéo dài, da diết bấy nhiêu. Cũng như hai cha con trong bài thơ, bóng người cha dài và gầy đi thì sự chắc nịch mới có được ở người con. Đó là quy luật của tạo hóa. Những điều gì mà trước đó con người làm chưa tốt, chưa xong như sự rả rích của trận mưa thì ngày sau mới có được vẻ đẹp vừa mịn vừa trong mà con người nhận thức được là thế hệ dìu dắt nhau đi như thế truyền cho nhau những mơ ước của mình. Người cha chỉ dẫn cho con bước đi trong một thế giới tràn ngập màu hồng của một chân trời tương lai đang mở rộng. Ánh mai hồng như những sợi tơ nắng đang nhẹ nhàng chiếu sáng mở đầu cho một ngày mới. Phải chăng trong tầm mắt nhà thơ, người con đang được thừa hưởng những gì cao quý, đẹp nhất của người cha và trong lòng chợt lóe lên những tia mơ ước đầu tiên về một tương lai sáng, một màu hồng hạnh phúc. Một tâm trạng náo nức thúc giục cậu bé thốt ra một câu hỏi thơ ngây:

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

Khổ thơ tiếp theo, ta hình dung được tâm hồn người đi trước chợt dạt dào niềm cảm xúc, tưởng như say trong niềm vui khi cảm nhận được bước chân đang nhịp chắc nịch trên bờ của tuổi trẻ, một cánh cửa rộng mở, một chân trời mới của thế hệ sau mình. Hình ảnh người con nao nức lắc tay cha, một phản xạ thật nhanh trước những gì cha đã gợi cho mình.


Bình chọn:
4.1 trên 8 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí