Vẻ đẹp xứ Nghệ gắn liền với những tích xưa trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng>
Vẻ đẹp xứ Nghệ từ lâu đã đi vào trong những câu ca, lời hát. Và trong chuyến đi xa nhà đầu tiên của ba cha con để: “ra Diễn Châu thăm một người bạn ở làng Vạn Phần (Võ Tất Đắc)
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Vẻ đẹp xứ Nghệ từ lâu đã đi vào trong những câu ca, lời hát. Và trong chuyến đi xa nhà đầu tiên của ba cha con để: “ra Diễn Châu thăm một người bạn ở làng Vạn Phần (Võ Tất Đắc) mới từ quan trở về dạy học, và ông đến làng Quỳnh Đôi để tạ ơn ông Hồ Sĩ Tạo, người đã giúp đỡ ông vào học trường Quốc Tử Giám”. Lần đầu tiên hai cậu bé được mở mang và ngắm nghĩa cảnh đẹp “non xanh nước biếc” của quê hương xứ Nghệ. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả “sông núi mây trời đẹp như bức gấm thêu”.
Vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Nghệ rất nên thơ, như cái tên của từng địa danh: “Đi hết dãy núi Cấm, sang địa phận Diễn Châu, mảnh đất nổi tiếng trong lịch sử với tên gọi Châu Diễn, Côn tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính có nhiều tòa từ trên đỉnh núi xuống tận chân núi, sát đường thiên lí. Côn ngạc nhiên hơn khi đứng trên dốc nhìn về phía Tây, đối diện với ngôi đền, dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ, càng ngắm, núi càng biến hóa những hình ảnh theo sự tưởng tượng của Côn. Hòn Lèn gần nhất, nằm ở giữa cánh cổng bát ngát màu xanh, lại y như một con người cụt đầu đứng hiên ngang giữa đời”. Vẻ đẹp gắn liền với trí tưởng tượng và văn hóa dân gian của văn học bình dân. Đó là sự tích Mỵ Châu Trọng Thủy, là tích ông tướng rơi đầu… Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian vẻ đẹp “biêng biếc trải tận chân trời xa” đã chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Ẩn mình trong đó chính là quê hương xứ Nghệ anh hùng.
Vẻ đẹp của vùng Ba Hòn với ba ngọn núi cùng ba tích xưa mà ông phó bảng đã tỉ mỉ giải thích cho các con: “Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng. Từ hòn Trống Thủng một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách.”. Mỗi một thắng cảnh một di tích lại gắn với một câu chuyện dân gian. Đúng như cậu bé Khiêm nói “Dáng núi non của quê ta thường thể hiện sự khát vọng của con người”. Ông tướng rơi đầu kia phải chăng chính là ước vọng của nhân dân về những vị anh hùng giữ gìn mảnh đất quê hương ngay cả khi mình đã chết đi.
Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ đã cho em thêm yêu về vẻ đẹp của quê hương xứ Nghệ.
- Phân tích nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ của nhà văn Sơn Tùng
- Phân tích suy nghĩ của cậu bé Côn về câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy
- Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê.
- Miêu tả nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng