Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả – Nguyễn Khoa Điềm>
Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Bài mẫu 1
Để diễn tả công lao khó nhọc của mẹ trong việc trồng cây, tác giả đã lấy hình ảnh quả bí, quả bầu để hình tượng hóa nỗi gian nan: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người:
Và chúng tôi một thứ quả trên đời,
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi,
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Mẹ nuôi con công lao khó nhọc, đứa con cũng giống như một thứ quả đặc biệt của mẹ. Mẹ hái quả ở đây không phải là dứa con phải trả hiếu cho mẹ mà là mẹ mong chờ con mình nên người, sống có ích.
Tác giả lo sợ mẹ già rồi (bà tay mẹ mỏi) mà mình vẫn còn khờ dại, vẫn chưa làm được gì (thứ quả non xanh).
Đã là con thì phải luôn biết ơn người mẹ đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. Làm một người tốt để cha mẹ vui lòng, đó là sự trả ơn đối với cha mẹ. Đó cũng chính là tư tưởng của bài thơ Mẹ và quả.
Bài mẫu 2
Ðề tài về "mẹ và con" là đề tài vĩnh hằng mà biết bao thi sĩ trên trái đất này đều có những thể nghiệm của mình qua mỗi vần thơ. Nguyễn Khoa Ðiềm đã tìm được tứ thơ mới lạ, độc đáo, tạo được hiệu quả thẩm mỹ nghệ thuật cho người đọc. Mở đầu bài thơ là lời kể giản dị về một việc làm bình thường của người trồng cây, mong cho chúng chóng ra qua kết trái. Mảnh vườn của mẹ cứ vần xoay theo năm tháng mùa màng cho những trái ngọt thơm "như mặt trời, khi như mặt trăng", và niềm tin ấy của mẹ như một chân lý đã được kiểm chứng: "Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng". Cuộc đời lam lũ của biết bao bà mẹ nông thôn luôn gắn liền với mảnh vườn nhỏ bé, và những trái ngọt đầu mùa, mẹ luôn dành cho những đứa con đi xa. Nguyễn Khoa Ðiềm đã nâng ý thơ lên một tầm cao hơn, chuyển sang chuyện "trồng người" bằng cách nói hóm hỉnh, mới lạ gây được ấn tượng:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Những người con được mẹ chăm ẵm cứ lớn cao hơn, còn bầu bí của mẹ thì giàn leo từng quả cứ dài ra "lớn xuống". Câu thơ tạo được vế đối giữa "lớn lên" và "lớn xuống" ở cả hai chiều cao và sâu của cuộc đời, của không gian và thời gian, ta đều thấy in dấu của bàn tay mẹ. Nhưng có lẽ ý vị và mới mẻ hơn là trong sự liên tưởng so sánh giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Ðây là những giọt mồ hôi xanh:
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Có thể nói đây là những câu thơ tài hoa nhất trong bài, khắc sâu sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Cây trả công cho người bằng những mùa quả, và người trồng cây cứ hy vọng mùa sau tốt hơn mùa trước, mong cho cây trĩu cành sai trái. Còn cái "vườn người" của mẹ, ngoài chín tháng mười ngày thai nghén khổ đau, mẹ mong từng giờ đứa con của mình tập nói, tập đi những bước đi đầu tiên trong đời. Tâm trạng của mẹ cứ thấp thỏm, lo âu, buồn vui theo dòng chảy của thời gian cho tới lúc "thất thập cổ lai hy".
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ gặt hái
"Mẹ già như chuối chín cây", "như đèn trước gió" (ca dao), thế mà người mẹ ở đây đã ngoài bảy mươi rồi, cái tuổi sắp "quy tiên", vẫn nuôi hy vọng, vẫn chờ mong, lo lắng, nhưng thật hạnh phúc biết bao khi ta nghe được những tiếng nói ân hận, tha thiết thốt ra tự đáy lòng của người con hiếu thảo:
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Câu thơ không chỉ là hàm ý biết ơn mà còn là sự ân hận như một thứ "tự kiểm" về sự chậm trễ thành đạt của đứa con chưa làm thoả được niềm vui của mẹ. Hạnh phúc biết bao cho những người mẹ có những người con đẹp như trái chín "mặt trời, mặt trăng". Và mẹ sẽ buồn xiết bao nếu phải mang xuyến tuyền đài khi thấy những đứa con như những trái sâu, trái thối trước sự băng hoại về đạo đức trong một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay. Bài thơ mang vẻ đẹp chân tình giản dị như lòng mẹ qua cách cảm mới mẻ của nhà thơ, tránh được lối nói ước lệ của biết bao câu ca dao và những bài thơ viết về đề tài vĩnh cửu này.
- Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” và lời từ chối của em bé trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
- Cảm nhận bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm)
- Phân tích bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm
- Viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-go
- Hãy bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào Ta-go
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng