Phân tích cái hay của hình ảnh thơ: Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay>
Ông Đồ đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố đông người
Ông Đồ đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố đông người qua nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng.
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:
“Ngoài giời mưa bụi bay”.
“Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!
- Viết đoạn văn phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu
- Nêu cảm nhận về nhân vật Ông đồ
- Bằng hình thức đoạn văn, hãy nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ
- Phân tích bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
- Chứng minh: "Với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi"
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng