Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường>
Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Mở bài
MB 1
Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình
MB 2
Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.
MB 3
Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng” lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.
MB 4
Để khuyên chúng ta về vấn đề này, ông cha ta đã sáng tạo truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Câu chuyện nói về một anh chàng ngồi đẽo cày bên đường, mỗi người đi qua đều góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, kết quả bị hỏng cày không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.
Kết bài
KB 1
Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.
KB 2
Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.
KB 3
Như vậy chỉ với một câu chuyện ngụ ngôn ngắn” Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc, quý giá cho chúng ta, phải biết giữ vững quan điểm lập trường, ý kiến mới thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng đừng bảo thủ mà hãy sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái đúng phù hợp cho cuộc sống.
KB 4
Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất n hên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.
(Nguồn: sưu tầm)
- Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Phân tích câu tục ngữ Cái răng cái tóc là góc con người
- Phân tích câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội mà em ấn tượng
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng