Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Văn mẫu 7 Cán..

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.


Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến

2. Thân bài

- Xác định vấn đề: Đọc câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, chúng ta thấy người nông dân trong truyện là người không có chính kiến. Ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ là mẩu gỗ bé xíu. Câu chuyện ngắn nhưng bài học cuộc sống gợi ra cho mỗi người lại vô cùng ý nghĩa: mỗi người cần có chính kiến, quan điểm của mình, không “gió chiều nào theo chiều ấy”…

- Giải thích vấn đề: Chính kiến là quan điểm, là lập trường, ý kiến riêng của mỗi người khi đánh giá, nhận xét về một sự việc, hiện tượng, con người nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

- Bàn luận về ý nghĩa của vấn đề:

+ Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời.

+ Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta có một tinh thần minh mẫn và tinh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc.

- Bàn luận mở rộng vấn đề:

+ Cần phân biệt: Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại

+ Phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó.

+ Làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”?: Lên kế hoạch cụ thể, nghe nhận xét có chọn lọc, quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề

Bài làm 1

Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian gợi cho ta vấn đề: cần có chính kiến. Đọc câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, chúng ta thấy người nông dân trong truyện là người không có chính kiến. Ban đầu anh ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ là mẩu gỗ bé xíu. Câu chuyện ngắn nhưng bài học cuộc sống gợi ra cho mỗi người lại vô cùng ý nghĩa: mỗi người cần có chính kiến, quan điểm của mình, không “gió chiều nào theo chiều ấy”… Chính kiến là quan điểm, là lập trường, ý kiến riêng của mỗi người khi đánh giá, nhận xét về một sự việc, hiện tượng, con người nào đó. Trong cuộc sống, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài. Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời. Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta có một tinh thần minh mẫn và tinh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc. Chúng ta cần giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Đồng thời cần phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Như vậy, cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó.

Bài làm 2

      Người xưa từng có câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” Câu ca dao gợi cho ta nhiều ngẫm về chính kiến của bản thân trước tác động của thế giới bên ngoài. Lập trường của mỗi người khi giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vấn đề chính kiến đã được gợi ra từ câu chuyện cổ dân gian Đẽo cày giữa đường.

     Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình những vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười.

Câu chuyện muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình. Đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên giao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cẫn nhắc, có suy nghĩ đúng đắn. Lòng tốt của mọi người là đáng quý nhưng không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình.

Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao động hay bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Và ngược lại, người không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, hay tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời.

Chính kiến hay việc giữ vững lập trường chính là một điều vô cùng quan trọng, là điểm tựa để ta thực hiện những dự định, ước mơ, nó giúp ta luôn có một tinh thần minh mẫn và tỉnh táo, không bị áp lực khi lúc nào, làm việc gì cũng phải suy nghĩ xem người khác nghĩ gì về mình, về việc làm của mình. Trong mỗi vấn đề, mỗi người đều có những suy nghĩ, những nhận định riêng bởi vì họ có những góc nhìn khác nhau về những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Chính vì vậy mà chính kiến của bản thân trước những tác động của thế giới bên ngoài là rất cần thiết.

Chúng ta cần phải phân biệt giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Đồng thời, phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến trong cuộc sống.

Mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mỗi người khi đánh giá về một sự vật, hiện tượng, con người nào đó. Vậy làm thế nào để không bị rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

Thứ nhất: Lên kế hoạch cụ thể: Kế hoạch này sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu của mình là gì, các bước đi để đến mục tiêu là gì. Như vậy bạn sẽ xác định được hướng đi một cách cụ thể, để không bị chệch hướng khỏi mục tiêu ban đầu của mình.

Thứ hai: Nghe nhận xét có chọn lọc: Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chỉ phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.

Thứ ba: Quyết tâm hành động để đạt được mục tiêu: Kế hoạch hay ý kiến thì cũng chỉ là những bản phác thảo trong đầu, cái chúng ta cần để hoàn thành công việc là làm việc. Luôn tâm niệm dù thế nào đi chăng nữa ta cũng phải làm ra một cái “cày” của riêng ta. Chỉ cần ta giữ vững được lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh ta chắc chắn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng.

Như vậy, chúng ta dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí