Hãy đóng vai người thợ mộc, viết đoạn văn kể lại câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”>
Tôi làm nghề thợ mộc đã lâu, nay quyết chí bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về làm cái nghề đẽo cày mà bán.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý
1. Mở đoạn
- Đóng vai người thợ mộc và giới thiệu câu chuyện: “Tôi làm nghề thợ mộc đã lâu, nay quyết chí bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về làm cái nghề đẽo cày mà bán”
2. Thân đoạn: Kể lại các sự kiện chính của câu chuyện
- Sự kiện 1: Ý kiến của người thứ nhất: “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày”
- Sự kiện 2: Ý kiến của người thứ hai: “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”
- Sự kiện 3: Ý kiến của người thứ ba: “Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày tinh bằng voi cả. Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”
3. Kết đoạn
- Kết thúc câu chuyện và rút ra bài học của anh thợ mộc
Bài mẫu 1
Tôi làm nghề thợ mộc đã lâu, nay quyết chí bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về làm cái nghề đẽo cày mà bán. Cửa hàng của ở tôi bên đường, hàng ngày đều có nhiều người qua lại và ghé vào coi. Có người nói tôi phải đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày tôi cũng nghe theo. Có người khác lại nói đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày. Tôi cho là phải, đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Sau có người lại nói trên ngàn người ta đang phá hoang bao nhiêu đồng ruộng và cày bằng voi, phải đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba để voi cày được, bày ra bán thì chắc bán được nhiều lắm, rồi lãi vô vàn. Ấy vậy mà tôi cũng nghe theo, liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán. Thế nhưng qua bao nhiêu năm tháng, chẳng thấy ai đến mua, càng chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng cả. Cuối cùng bao nhiêu gỗ hỏng phải bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch. Tôi lúc này mới biết không có chính kiến, dễ nghe người là dại nhưng quá muộn rồi, không sao chữa được nữa. Mọi người lấy gương tôi và nói Đẽo cày giữa đường để chỉ những người hay để tải nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp.
Bài mẫu 2
Làm thợ mộc đã lâu, nay tôi bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về đẽo cày mà bán kiếm sống. Cửa hàng tôi hàng ngày đều có nhiều người qua lại, mỗi người đều ghé vào coi và để lại cho tôi nhiều lời khuyên. Người đầu tiên nói tôi hãy đẽo cày cho cao, cho to thì mới dễ cày. Người thứ hai nói tôi phải đẽo cày nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày. Người khác nữa lại mách nước rằng trên ngàn người ta đang phá hoang nhiều đồng ruộng và cày bằng voi, phải đẽo cày thật cao, to gấp đôi gấp đôi cho voi cày được. Ai nói gì tôi cũng nghe, mỗi lần đều cho ra một mớ cày to nhỏ lớn bé theo ý kiến của mọi người. Tôi cứ nghĩ rồi mình sẽ đổi đời nhưng qua bao nhiêu ngày tháng chẳng thấy ai đến mua cho một cái cày nào, thậm chí cũng chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng cả. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng đều phải đem bỏ hết và tất cả vốn liếng của tôi đi đời nhà ma sạch. Cũng từ đó mà thành ngữ Đẽo cày giữa đường sinh ra để dành cho những người như tôi, những người hay để tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp.
Bài mẫu 3
Tôi là một người thợ mộc, dốc hết vốn liếng mua gỗ để theo nghề đẽo cày. Cửa hàng nhỏ của tôi nằm ngay bên vệ đường, nơi người qua lại thường ghé xem và góp ý. Một hôm, có ông cụ đến bảo:
- Phải đẽo cày cao và to thì mới dễ cày.
Nghe thấy hợp lý, tôi sửa lại toàn bộ cày cho cao hơn, to hơn. Nhưng mấy hôm sau, một bác nông dân ghé qua, nhìn đống cày của tôi và lắc đầu:
- Cày cao to thế này thì làm sao dùng được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới phù hợp.
Tôi lại vội làm theo, chỉnh sửa hết đống cày. Nhưng khi hàng bày ra, chẳng ai mua. Một ngày, có người nói với tôi:
- Ở miền núi, người ta phá hoang, cày bằng voi. Anh đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này, đảm bảo bán chạy lắm.
Nghe hứa hẹn lãi lớn, tôi liền đẽo tất cả gỗ còn lại thành cày thật to. Thế nhưng, ngày qua ngày, chẳng ai đến mua. Đống cày của tôi hỏng hết, vốn liếng cũng tiêu tan. Tôi cay đắng nhận ra, chỉ vì không giữ vững chính kiến mà tôi đã tự hủy hoại công sức và ước mơ của mình. Đến khi hiểu ra "cả tin người là dại" thì đã quá muộn màng.
Bài mẫu 4
Ngày ấy, tôi vừa bắt đầu công việc đẽo cày, dùng hết vốn liếng trong nhà mua gỗ, hy vọng sẽ làm ăn khấm khá. Cửa hàng của tôi nằm ngay bên đường, ai đi qua cũng có thể dừng lại góp ý. Ban đầu, tôi rất tự tin vào tay nghề của mình. Nhưng rồi, những lời góp ý liên tục làm tôi dao động.
Hôm ấy, một ông cụ ghé qua, nhìn tôi đẽo cày và bảo:
- Cày phải cao, to thì mới dễ cày.
Nghe vậy, tôi liền sửa lại cày theo ý cụ. Mấy hôm sau, một bác nông dân khác đến, nhìn đống cày và nói:
- Cày cao to thế này thì dùng sao được! Phải làm thấp hơn, nhỏ hơn mới hợp.
Lời bác nghe cũng có lý, tôi lại sửa. Đến một ngày, có người bảo:
- Phải đẽo cày thật to cho voi cày, bán cho miền núi thì mới lời to.
Nghe lời ấy, tôi gom hết gỗ, đẽo ra những chiếc cày khổng lồ. Nhưng bao ngày trôi qua, chẳng ai mua. Đống cày của tôi trở thành thứ vô dụng, vốn liếng cũng hết sạch.
Tôi ngồi nhìn cửa hàng trống rỗng, thấm thía rằng mình đã sai. Vì quá cả tin và chạy theo ý kiến của mọi người mà tôi chẳng giữ được chính kiến, cuối cùng thất bại thảm hại. Đó là bài học đắt giá tôi sẽ ghi nhớ suốt đời.
- Nêu cảm nhận về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
- Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”
- Qua văn bản Đẽo cày giữa đường, tác giả dân gian đã gợi cho ta bài học về: cần có chính kiến. Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Đẽo cày giữa đường
- Viết đoạn văn phân tích câu tục ngữ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng