Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Văn mẫu 7 Cán..

Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.


Có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn nhưng ẩn chứa bên trong vô vàn bài học ý nghĩa. Bạn đã bao giờ hiểu rõ về câu “Ếch ngồi đáy giếng” chưa?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài

- Lí do kể chuyện: những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống

- Giới thiệu tên truyện: Ếch ngồi đáy giếng

2. Thân bài

a. Thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- Có một chú ếch sống trong một cái giếng sụp

- Nhân vật: Chú ếch và rùa

b. Kể các sự việc theo trình tự thời gian

- Sự việc 1: Một chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó cảm thấy vô cùng sung sướng vì có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng một cách tự do, thoải mái; nó có thể ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng mà không có ai làm phiền; nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng.

- Sự việc 2: Ếch mời rùa vào giếng thăm nơi mình ở

- Sự việc 3: Con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình, đó là biển đông mênh mông, rộng lớn… Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì… bão lũ liên tục không làm cho mực nước biển không lên, bờ biển không lui ra xa Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông.

- Sự việc kết thúc: Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

c. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện

- Bài học cuộc sống được gợi ra từ câu chuyện:

+ Môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa; ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời, nó tỏ ra vô cùng sung sướng và cho rằng cuộc sống như vậy là quá đủ. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy

+ Chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập, rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích. Đồng thời, để mở mang tầm hiểu biết, chúng ta cần tìm hiểu môi trường sống xung quanh, không nên bó hẹp trong một cái giếng sụp như ếch kia.

3. Kết bài

Kết thúc câu chuyện

Bài siêu ngắn

Ở một cái giếng nọ, có một con ếch. Sống cùng nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc. Khi ếch cất tiếng kêu, các con vật xung quanh đều hoảng sợ. Ếch nghĩ rằng mình oai phong như một vị chúa tể, còn bầu trời chỉ bé như một chiếc vung. Một năm nọ, trời làm mưa lớn. Nước trong giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Nó quen thói đi lại nghênh ngang, cất tiếng kêu. Ếch nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời mà không thèm để ý xung quanh. Kết cục, ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Bài mẫu 1

Những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Và truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong số đó.

Câu chuyện kể về một chú ếch sống trong một cái giếng sụp và chú rùa sống ở biển đông mênh mông. Chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó cảm thấy vô cùng sung sướng vì có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng một cách tự do, thoải mái; nó có thể ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng mà không có ai làm phiền; nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng. Ếch mời rùa vào giếng thăm nơi mình ở. Con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình, đó là biển đông mênh mông, rộng lớn… Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì… bão lũ liên tục không làm cho mực nước biển không lên, bờ biển không lui ra xa Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông. Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Như vậy, môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa; ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời, nó tỏ ra vô cùng sung sướng và cho rằng cuộc sống như vậy là quá đủ. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy. Chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập, rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích. Đồng thời, để mở mang tầm hiểu biết, chúng ta cần tìm hiểu môi trường sống xung quanh, không nên bó hẹp trong một cái giếng sụp như ếch kia

Bài mẫu 2

     Có rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn nhưng ẩn chứa bên trong vô vàn bài học ý nghĩa. Bạn đã bao giờ hiểu rõ về câu “Ếch ngồi đáy giếng” chưa? Theo mình nghĩ, câu ấy chỉ những kẻ sống trong môi trường hạn hẹp nhưng luôn tự đắc, tưởng rằng đó là thế giới vô cùng sung sướng, tuyệt nhất rồi. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài, gặp những người có môi trường sống rộng lớn, tầm hiểu biết hơn mình thì mới chuốc lấy những kết cục thật bi hài. Đến với câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những điều thú vị của chú ếch.

     Chuyện kể rằng có một chú ếch sống trong một cái giếng sụp. Nó nói với một con rùa ở biển đông: Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Với ếch, đó là thế giới tuyệt vời nhất. Bởi nó bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tới mắt cá. Xung quanh ếch chỉ có những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc bé nhỏ… chẳng con nào sướng bằng nó. Một mình ếch ta chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội thật là vui sướng biết bao nhiêu.

      Vì ếch ta nghĩ rằng môi trường sống trong giếng sụp của nó là thế giới vô cùng tuyệt vời nên tha thiết mời rùa vào giếng thăm nơi ở của mình một lát. Rùa thấy ếch mời chân tình nên cũng muốn vào không gian sống của ếch. Thế nhưng, con rùa biển đông vừa mới đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi, nó từ từ rút chân ra, lùi lại. Sau đó, rùa nói cho ếch nghe về thế giới sống của mình: biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì. Thời vua Vũ, cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà mực nước biển ở biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng, đó là cái vui lớn của biển đông.

     Con ếch trong cái giếng sụp nghe rùa nói ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

     Qua câu chuyện, chúng ta thấy môi trường sống ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch và rùa. Ếch ta ở trong môi trường hạn hẹp, tù túng nhưng cứ tưởng rằng đó là thế giới tuyệt vời. Còn rùa ở biển đông mênh mông, rộng lớn nên với nó thế giới bao la, rộng lớn của biển đông mới là thế giới tuyệt vời để nó vùng vẫy. Bởi vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức đúng môi trường sống, tầm hiểu biết của mình để ra sức học tập rèn luyện chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang tri thức, đạo đức, kĩ năng sống… vững bước vào cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân, trở thành người sống có ích.

Bài mẫu 3

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.

Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Bài mẫu 4

Ta là một chú ếch đã từng sống trong một cái giếng nhỏ. Sau đây, ta sẽ kể lại cho các ban câu chuyện về cuộc đời của ta.

Tới giờ, ta vẫn nhớ rất kỹ từng chi tiết. Lúc ấy, ta sống trong một cái giếng nhỏ. Nơi đó có những người bạn nhỏ bé như nhái, cua, ốc. Trong số họ, ta là to lớn và khỏe mạnh nhất. Dần dần ta trở nên kiêu ngạo không coi ai ra gì. Ngày ngày ta cất tiếng kêu ồm ộp, khiến cho họ sợ hãi. Ta vẫn nhớ có một sự việc đáng tiếc xảy ra… cũng như mọi ngày ta kêu ồm ộp, cô ốc chịu không nổi liền cất tiếng nhỏ nhẹ nói với ta:

– Anh ếch ơi! Anh có thể kêu nhỏ lại để mọi người còn ngủ không?

Nghe vậy, ta cảm thấy tức giận và quát lớn:

– Cô dám nói như vậy với chúa tể của nơi này sao? Cô có tin ta sẽ khiến cho cả gia đình của cô không còn sống được ở đây nữa không?

Sau khi nghe ta đe dọa, cô ta sợ hãi bỏ đi. Từ đó, không ai dám nói gì ta nữa.

Một năm trời mưa lớn làm cho giếng ngập nước rồi đưa ta ra ngoài. Ta vô cùng ngạc nhiên vì khi ở dưới giếng thì bầu trời nhỏ bé nhưng không ngờ nó lại to lớn đến thế. Quen cái thói cũ, ta lại kêu ồm ộp và nghênh ngang đi khắp nơi. Ta đưa cặp mắt nhâng nháo lên trời, không thèm để ý đến xung quanh. Bỗng có tiếng nói vang lên:

– Anh ếch ơi, tránh đường cho tôi đi!

Ta mặc kệ và thế là ta đã bị con trâu đó giẫm bẹp.

Sau câu chuyện này, mỗi người hãy nhớ loại bỏ cái tính kiêu ngạo ấy. Và hãy nhớ đừng bao giờ xem thường người khác.


Bình chọn:
3.6 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí