Giải VBT ngữ văn 7 bài Xa ngắm thác núi Lư>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Xa ngắm thác núi Lư trang 88 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 88 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định thể thơ của bài Vọng Lư sơn bộc bố và bài dịch thơ của Tương Như.
Phương pháp giải:
Tham khảo kết quả bài tập 1 ở bài thơ Bánh trôi nước.
Lời giải chi tiết:
Cả hai bài đều làm và dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Câu 2
Câu 2 (trang 88 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
Phương pháp giải:
Để miêu tả cùng một sự vật, có thể chọn những điểm nhìn khác nhau. Xác định nhà thơ Lí Bạch đã chọn điểm nhìn như thế nào và phân tích từ điểm nhìn ấy, nhà thơ sẽ có ưu thế trong việc khắc họa vẻ đẹp nào của thác nước Lư sơn.
Lời giải chi tiết:
Qua nghĩa của chữ vọng (trông từ xa) ở nhan đề bài thơ và chữa dao (xa) ở câu thứ hai, có thể xác định điểm nhìn của tác giả là từ xa nhìn lại. Từ điểm nhìn ấy, tác giả sẽ có ưu thế trong việc phát hiện và miêu tả vẻ đẹp bao quát và toàn cảnh của thác nước.
Câu 3
Câu 3 (trang 88 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ chú thích (1) (SGK tr.111) để phân biệt Lư sơn, tên cả dãy núi và Hương Lô, một đỉnh của dãy núi ấy, nơi thác nước đổ xuống.
b. Để miêu tả một sự vật, tạo cho nó một phông nền là rất quan trọng. Đặc điểm của đỉnh Hương Lô: "Khí bao trùm mịt mù như sương khói" có tác dụng gợi lên một không khí lung linh huyền ảo cho toàn cảnh.
c. So sánh phần dịch nghĩa với bản dịch thơ để thấy tính chất lung linh, huyền ảo đó giảm mất khá nhiều do dịch giả đã dịch chữ "sinh" thành "bay" và chuyển chức năng ngữ pháp của "khói tía" từ bổ ngữ thành chủ ngữ. Trong nguyên văn, chủ ngữ của "sinh" là "nhật". Khí mịt mù vốn đã có, song dưới cặp mắt của tiên thơ họ Lí, dường như khi ánh mặt trời xuất hiện thì mọi vật mới sinh sôi nảy nở, mới trở nên sống động.
Lời giải chi tiết:
- Câu thơ thứ nhất miêu tả thác nước khi được mặt trời chiếu rọi ánh nắng sinh ra những khói tía huyền ảo.
- Câu thơ này tả núi Hương Lô có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.
Câu 4
Câu 4 (trang 89 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.
Phương pháp giải:
a.
- Để phân tích vẻ đẹp thác nước, phải so sánh dịch nghĩa với dịch thơ.
- Đọc kĩ chú thích (2).
- Bằng việc phân tích có căn cứ và cảm nhận của mình, em có thể lựa chọn ý kiến thích hợp. Đối với một hình tượng văn học, không hiếm khi có những ý kiến khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau và đều có thể chấp nhận.
b.
- Cần nắm vững nghĩa của các từ phi, lưu, trực, há để thấy cảnh từ tĩnh đã chuyển sang động.
- Thác nước Lư Sơn thật ra không dài đến 3 ngàn thước nên ở đây cũng cần phân tích phép tu từ nói quá để thấy dụng ý nghệ thuật của tác giả.
c. Câu cuối xưa nay vẫn được coi là "danh cú" vì đã kết hợp được một cách tài tình cái "ảo" và cái "chân", cái "hình" và cái "thần" đã tả được cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên và để lại dư vị đậm đà trong lòng người đọc.
Lời giải chi tiết:
Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ 2, 3 và 4:
a. Từ "quải" (treo) trong câu thơ thứ hai là nhãn tự, hình ảnh thác nước được hình dung như đang treo trên dòng sông Lô → Vẻ đẹp trữ tình như mộng, điểm nhìn độc đáo.
b. Những động từ mạnh được đặt cạnh nhau (phi, lưu, trực, há) diễn tả dòng thác chảy mạnh, liên tục → Sức sống mạnh mẽ.
c. Thác nước đẹp vẻ đẹp lung linh như chốn bồng lai tiên cảnh, không có thực trên trần gian, khiến ta tưởng là dòng sông Ngân Hà từ truyền thuyết.
Câu 5
Câu 5 (trang 90 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy phân tích sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ.
Phương pháp giải:
a. Cần khẳng định miêu tả là phương thức chủ yếu của bài thơ.
b. Cần phân tích sắc thái biểu cảm của những động từ chỉ hoạt động cụ thể như "vọng", "nghi" ở trong bài.
c. Chủ yếu chỉ ra một cách thuyết phục đặc điểm của tính cách nhà thơ, của tâm hồn nhà thơ qua những thủ pháp nghệ thuật đã được nhà thơ sử dụng và tính chất của những hình ảnh đã được nhà thơ miêu tả.
Lời giải chi tiết:
a. Trong bài thơ này yếu tố biểu cảm đã được biểu hiện một cách gián tiếp.
b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ này là miêu tả. Tuy nhiên qua những hình ảnh đẹp đẽ, thần tiên của thác nước mà nhà thơ đã sáng tạo và các từ chỉ hoạt động của chủ thể, ta vẫn thấy được tình yêu, sự say đắm trước cảnh đẹp thiên nhiên của nhân vật trữ tình.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm