Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn lập luận giải thích>
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4 Cách làm bài văn lập luận giải thích trang 83 VBT Ngữ văn 7 tập 2.
Câu 1
Câu 1 (trang 83 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy xác định vấn đề cần giải thích trong các đề bài tập làm văn sau:
a. Hãy giải thích câu tục ngữ "Thì giờ là vàng bạc"
b. Hãy giải thích câu "Lao động là vàng" trong bài thơ "Lão nông và các con"
c. Hãy giải thích rõ: Vì sao trong bài thơ ngụ ngôn Lão nông và các con, tác giả La Phông-ten lại viết:
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan
Trước khi từ giã trần gian
Lấy câu "lao động là vàng" dạy con
Lời giải chi tiết:
a. Vấn đề cần giải thích:
Đề (a): Thì giờ là vàng bạc
Đề (b): Lao động là vàng
Đề (c): Vì sao tác giả La Phông-ten lại viết ba câu cuối bài thơ ngụ ngôn như thế.
b. Tính chất của bài viết: đưa ra vấn đề buộc phải giải thích rõ.
c. Đích cần đạt được của bài viết:
Đề (a): Người đọc nhận thấy được sự quý báu của thời gian.
Đề (b): Người đọc thấy được giá trị to lớn của lao động.
Đề (c): Dụng ý của tác giả khi viết ba câu kết bài thơ và ý nghĩa của nó.
Câu 2
Câu 2 (trang 84 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy tự viết thêm những cách kết bài cho đề bài: “Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó”.
Lời giải chi tiết:
a. Kết bài theo kiểu đóng:
Câu tục ngữ đã để lại cho chúng ta một bài học nhận thức sâu sắc về quá trình học hỏi, trưởng thành của con người trong đời sống. Chỉ có tiếp xúc, va chạm với cuộc đời, dùng nỗ lực để tìm hiểu, nhận thức thì con người mới có thể trưởng thành và không ngừng vươn lên.
b. Kết bài theo kiểu mở:
Mỗi người đều có cho mình một cuộc hành trình riêng. Thu nhận được bao nhiêu, trưởng thành hơn bao nhiêu trong chuyến hành trình ấy phụ thuộc tất cả vào chính bản thân mỗi người. Cuôc sống là không ngừng vận động tiến về phía trước. Chẳng nhẽ chúng ta lại chây lười chấp nhận dừng lại làm kẻ mãi mãi đứng yên một chỗ hay sao?
Câu 3
Câu 3 (trang 85 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Có một bạn đã viết phần Mở bài cho bài viết theo đề bài: “Giải thích câu tục ngữ Thì giờ là vàng bạc” như sau:
"Đã có nhiều câu nói rất hay về thời gian. Nhưng trong số đó, chắc khó có câu nào ngắn gọn hơn, cô đọng hơn, vừa dễ nhớ lại vừa sâu sắc, thấm thía hơn câu tục ngữ: Thì giờ là vàng bạc"
Theo em, phần Mở bài trên đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ thì nên viết tiếp những câu nào nữa?
Lời giải chi tiết:
a. Phần Mở bài trên: chưa đầy đủ.
b. Có thể thêm vào phần Mở bài trên:
Câu tục ngữ ngắn gọn, cô đọng ấy đã toát lên một chân lí, nhận thức quý báu cho chúng ta: Thời gian là vô cùng quý giá, chúng ta phải biết trân trọng nó.
Câu 4
Câu 4 (trang 86 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Thêm những ý thích hợp vào chỗ trống ở phần Thân bài trong bố cục sau.
Lời giải chi tiết:
Em thêm vào chỗ trống các ý:
(1b): Giải thích ý nghĩa cả câu: có thất bại mới có thể có thành công.
(2b): Có thất bại ta mới hiểu hết được ý nghĩa của những nỗ lực, cố gắng đã bỏ ra để đạt được thành công.
(3b): Mỗi khi thất bại, phải lấy đó làm kinh nghiệm để làm lại, để bước tiếp.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm