Giải VBT ngữ văn 7 bài Sống chết mặc bay


Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Sống chết mặc bay trang 80 VBT Ngữ văn 7 tập 2.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Lời giải chi tiết:

Bố cục: gồm 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ vỡ đê và sự nỗ lực chống đỡ của người dân.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “điếu mày”): cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm khi đi hộ đê.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.

Quảng cáo
decumar

Câu 2

Câu 2 (trang 80 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Phân tích biện pháp nghệ thuật tương phản trong tuyện, thể hiện ở hai cảnh: cảnh người dân hộ đê và cảnh quan phủ chơi bài. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng phép tương phản trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Cảnh người dân hộ đê

Cảnh quan lại chơi bài

Kẻ thì thuổng

Uy nghi chễm chệ ngồi

Người thì cuốc

Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra

Kẻ đội đất

Bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút

Kẻ vác tre

Nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

Bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân

Quan ngồi trên, nha ngồi dưới

Ướt như chuột lột

Lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm

Tiếng người xao xác gọi nhau

Ngài xơi bá yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi

Ai ai cũng mệt lử cả rồi

Điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng để hạ

=> Ý nghĩa: 

+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

+ Khắc họa cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

+ Gợi ta cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Câu 3

Câu 3 (trang 81 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Lời giải chi tiết:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân:

- Mưa mỗi lúc một tầm tã: “mưa gió ầm ầm

- Nước sông dâng cao: nước sông Nhị Hà lên to quá, dưới sông thời nước cứ cuồn cuồn bốc lên.

- Âm thanh: tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau đi hộ đê mỗi lúc một âm ĩ.

- Sức người ngày càng yếu, sức nước ngày càng to, nguy cơ vỡ đê đến gần, rồi đê vỡ.

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan:

- Mê đến nỗi trước sân đình mưa như trút nước mà không hề hay biết: “đê vỡ mặc đê, sông nước dù nguy, không bằng nước bài cao thấp

- Dân phu báo tin đê vỡ vẫn thờ ơ, lên giọng quát nạt.

- Đê vỡ trong niềm vui cực độ: Ù! Thông tôm, chi chi nảy của viên quan phụ mẫu.

c) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc, vô trách nhiệm của viên quan, mải mê ăn chơi, ích kỉ, nhẫn tâm đến mất nhân tính.

Câu 4

Câu 4 (trang 82 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Qua biện pháp tương phản và tăng cấp, nhân vật quan phủ trong truyện đã được khắc họa như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Sống cuộc sống xa hoa, phù phiếm và quyền quý.

- Say mê tổ tôm, niềm say mê không có gì có thể cản ngăn được.

- Tắc trách, thờ ơ, lạnh lùng đến vô tình trước tình cảnh khốn khổ, sinh mạng tội nghiệp của người dân.

Câu 5

Câu 5 (trang 82 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật  (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật,...) của truyện Sống chết mặc bay.

Lời giải chi tiết:

Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện:

- Giá trị hiện thực:

+ Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan ham mê bài bạc, vô trách nhiệm và nhẫn tâm.

+ Phản ánh tình cảnh khốn khổ của người dân nghèo trong xã hội phong kiến.

- Giá trị nhân đạo của truyện:

+ Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

+ Lên án sự thờ ơ, vô trách nhiệm đến mức độc ác của bọn quan lại.

Câu 6

Câu 6 (trang 83 VBT Ngữ văn 7, tập 2)

Truyện Sống chết mặc bay được sáng tác ở thời kì nền văn học nước ta đang chuyển dần từ văn học trung đại sang văn học hiện đại. Hãy ghi ra những dấu vết của cách viết truyện trung đại trong truyện ngắn này.

Lời giải chi tiết:

- Ngôn ngữ trần thuật: sử dụng câu văn có tính chất biền ngẫu, song đôi, sử dụng nhiều từ mang tính chất tri hô như trong các thể văn cổ.

- Cách miêu tả: tập trung miêu tả chi tiết, tường tận những hình ảnh, sự vật, sự việc.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.