Giải VBT ngữ văn 7 bài Sông núi nước Nam>
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Sông núi nước Nam trang 50 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 50 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ Văn 7, tập hai.
a. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.
b. Còn có thể đưa thêm những chữ nào trong bài thơ vào cột Yếu tố Hán Việt? Tìm một số từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó.
Phương pháp giải:
a. Với những từ ngữ lạ và khó, cần hoàn thiện bài tập bằng cách tra từ điển hoặc hỏi phụ huynh, thầy cô giáo để nắm được nghĩa của chúng.
b. Đọc kĩ phần dịch nghĩa từng chữ sau phần dịch nghĩa bài thơ để chọn thêm yếu tố Hán Việt, sau đó suy ngẫm hoặc tra cứu để tìm cho mỗi yếu tố đó ít nhất hai từ ngữ chứa nó (chẳng hạn: thiên - thiên văn, thiên tai).
Lời giải chi tiết:
a.
- Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: cư, quốc, thiên, thư
- Những từ ngữ lạ và khó chứa các yếu tố trên: cư nhiên, thiên thai, minh thiên, tối hậu thư,...
b.
- Những chữ có thể bổ sung vào cột Yếu tố Hán Việt: tiệt nhiên, lỗ, nhữ đẳng, hành khan, thủ.
- Những từ ngữ chứa các yếu tố Hán Việt đó: lỗ mãng, thủ túc,...
Câu 2
Câu 2 (trang 50 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
a. Căn cứ vào số câu trong bài và số chữ trong câu, hãy xác định thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và hai bản dịch thơ được sử dụng trong SGK.
b. Cách gieo vần ở hai bản dịch thơ có gì giống và khác với cách gieo vần ở nguyên văn bài Nam quốc sơn hà?
c. Căn cứ vào gợi ý (c) ở dưới, hãy phát biểu một cách đầy đủ hơn về thể thơ của bài Nam quốc sơn hà và bản dịch thơ của Ngô Linh Ngọc.
Phương pháp giải:
a. Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*)
b. Chú ý thanh của tiếng cuối cùng ở các câu 1, 2 và 4.
c. Thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng.
Lời giải chi tiết:
a. Cả ba bài đều làm hoặc dịch theo thể thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ)
b. Điểm giống nhau và khác nhau về cách gieo vần:
- Về vị trí gieo vần: cả ba bài thơ đều gieo vần chân (gieo vần ở cuối các câu).
- Về thanh của vần: trong bản phiên âm gieo thanh ngang, bản dịch thơ của Lê Thước - Nam Trân gieo thanh trắc, bản dịch của Ngô Linh Ngọc gieo thanh ngang.
Câu 3
Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ câu thơ thứ nhất, tìm hiểu nội dung của từng từ, từng chữ (Nam quốc, sơn hà, Nam đế, cư), cách sắp xếp ý, cách ngắt nhịp của câu thơ để nhận ra tác giả muốn "tuyên ngôn" điều gì và lí giải được vì sao bài thơ lại được coi như một bản Tuyên ngôn độc lập. Câu đầu đã là một sự khẳng định mạnh mẽ, vì sao còn cần khẳng định lại trong câu thứ hai? Nên hiểu chữ thiên thư như thế nào?
- Suy ngẫm về mối quan hệ giữa hai câu đầu và hai câu sau. Liên hệ với hoàn cảnh ra đời của bài thơ (xem phần sau của chú thích ở SGK) để giải thích sự xuất hiện hợp lí của nội dung được đề cập ở hai câu sau trong bài thơ có tính chất tuyên ngôn này.
Lời giải chi tiết:
- Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.
- Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:
+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).
+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).
Câu 4
Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Qua bài tập 3, có thể thấy Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về biểu ý và sự bày tỏ ý kiến ở đây rất rõ ràng, mạch lạc. Bên cạnh đó, bài thơ còn có yếu tố biểu cảm. Có thể thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả qua các từ ngữ được sử dụng, đặc biệt qua giọng điệu của từng câu thơ, Theo em, trong những biểu hiện tình cảm, cảm xúc dưới đây, biểu hiện nào là không phù hợp với nội dung bài thơ:
A. Tự hào
B. Phẫn nộ
C. Sung sướng
D. Quyết tâm và tin tưởng
Phương pháp giải:
Phân tích giọng điệu của các câu 1, 3 và 4.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện không phù hợp với nội dung bài thơ: C. Sung sướng.
Câu 5
Câu 5 (trang 52 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần gợi ý cho bài tập 3 ở trên và chú thích (1), phân tích ý nghĩa của chữ "đế" và so sánh với chữ "nhân".
Lời giải chi tiết:
Sở dĩ không nóí “Nam nhân cư”, mà nói “Nam đế cư”, vì nói “Nam đế” là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền, có vua đứng đầu cai trị. Không có chủ quyền thì không thể có “đế” được. Hơn nữa, xưa kia các vua Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là “đế” còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu chỉ là các nước nhỏ, vua chỉ được gọi là “vương”, vì thế nói “Nam đế” là một cách xem nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu vậy.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm