Giải VBT ngữ văn 7 bài Mùa xuân của tôi>
Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Mùa xuân của tôi trang 146 VBT ngữ văn 7 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 146 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1, tr. 177, SGK
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chú thích * ở trang 175 - 178, SGK
Lời giải chi tiết:
Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
- Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về đất bắc.
Câu 2
Câu 2 (trang 146 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 2, tr. 177, SGK
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên, hợp lôgíc.
Câu 3
Câu 3 (trang 147 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 3, tr. 177, SGK
Lời giải chi tiết:
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả:
- Mùa xuân với mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, câu hát huê tình.
- Tất cả đều hòa quyện trong nhang trầm, đèn nến, trong cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ.
b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:
- Con người: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai … những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
- Thiên nhiên: những con vật nằm thu mình trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.
c) Nhận xét:
- Ngôn ngữ: được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ.
- Giọng điệu: vừa sôi nổi, vừa tha thiết, diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.
Câu 4
Câu 4 (trang 148 VBT Ngữ văn 7, tập 1)
Theo em có nên giữ nguyên tên văn bản Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt rồi ghi thêm "trích" hay đặt tên mới như ở SGK? Em có thể đặt một tên nào hay hơn không?
Phương pháp giải:
Chú ý các từ ngữ mơ về rét ngọt
Lời giải chi tiết:
- Có nên giữ nguyên tên văn bản như ban đầu, "mơ về" bộc lộ được hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình, "rét ngọt" là từ có màu sắc biểu cảm cao
- Có thể tên khác như: Mùa xuân đất Bắc...
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm