Giải VBT ngữ văn 7 bài Bài ca Côn Sơn


Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Bài ca Côn Sơn trang 63 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 63 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Căn cứ vào gợi ý của phần cuối chú thích, trang 79 SGK về cách gieo vần của thơ lục bát, hãy điền tiếp các tiếng được gieo vần trong đoạn thơ trích Bài ca Côn Sơn.

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ phần sau của chú thích (*)

b. Ghi tất cả các tiếng nằm trong hệ thống gieo vần vào các ô trống trong mô hình 8 câu thơ được trích học để nhận dạng thể thơ.

Lời giải chi tiết:

Câu 1 - 2: rầm - cầm - tai

Câu 3 - 4: phơi - ngồi - êm

Câu 5 - 6: nêm - lên - nằm

Câu 7 - 8: râm - ngâm - nhàn

Câu 2

Câu 2 (trang 63 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

a. Em hãy đếm xem trong đoạn thơ trích có mấy từ ta và mấy từ Côn Sơn?

b. Lưu ý rằng ta được lặp nhiều lần hơn Côn Sơn. Hiện tượng này nói lên đặc điểm gì trong mối quan hệ giữa ta và Côn Sơn? (Trong nguyên văn, chỉ có 4 chữ ta chứ không phải là 5 như ở bản dịch thơ).

Phương pháp giải:

a. Đọc trước bài Điệp ngữ (SGK Ngữ văn 7) để nắm được sơ bộ thế nào là điệp ngữ và tác dụng của nó.

b. Lưu ý rằng "ta" được lặp nhiều lần hơn "Côn Sơn". Hiện tượng này nói lên đặc điểm gì trong mối quan hệ giữa "ta" và "Côn Sơn"? 

Lời giải chi tiết:

a. Đoạn thơ có 2 từ Côn Sơn và 5 từ ta.

b. Tác dụng của việc dùng điệp ngữ:

- Khẳng định sự gắn bó bền chặt giữa "ta" và Côn Sơn.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên Côn Sơn của nhân vật trữ tình và tâm hồn thanh cao, lánh đục tìm trong của nhà nho.

Câu 3

Câu 3 (trang 64 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.

Phương pháp giải:

a. Qua các chi tiết trong đoạn trích, hãy chứng minh rằng cảnh Côn Sơn rất đẹp và nên thơ.

b. Cảnh tượng Côn Sơn không chỉ đẹp và nên thơ mà còn thanh cao, trong sạch; trong đoạn trích chỉ có hai loại cây tượng trưng cho người quân tử có khí tiết là "thông" và "trúc".

Lời giải chi tiết:

- Cùng tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết:

+ Tiếng suối rì rầm

+ Đá rêu phơi

+ Thông mọc như nêm

+ Rừng trúc xanh

- Nhận xét: cảnh trí thiên nhiên Côn Sơn thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ.

Câu 4

Câu 4 (trang 64 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Trong nguyên văn, đoạn trích có 12 câu, gồm 4 khổ, mỗi khổ có 3 câu. Nếu dịch sát nghĩa, khổ thơ đầu cần dịch thành:

            Côn Sơn có suối

            Tiếng nó chảy róc rách

            Ta lấy làm đàn cầm

So sánh mối quan hệ giữa tiếng suối và đàn cầm ở nguyên văn và ở bản dịch thơ.

Phương pháp giải:

Chú ý cụm từ "lấy làm" ơ nguyên văn và từ "như" ở bản dịch thơ.

Lời giải chi tiết:

- Tiếng suối và đàn cầm ở nguyên văn: được đặt trong mối quan hệ so sánh, liên tưởng, tiếng suối chảy như tiếng đàn.

- Tiếng suối và đàn cầm ở bản dịch thơ: tiếng suối và đàn cầm như hai vật thể tách biệt, nhân vật trữ tình ở đây là người nối kết hai vật thể tách biệt ấy.

Câu 5

Câu 5 (trang 65 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Dựa vào chất liệu của đoạn trích và những hiểu biết về Nguyễn Trãi, viết một đoạn văn 5 dòng phân tích lời bình sau đây của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường: "Qua bài ca của ông, Nguyễn Trãi mô tả Côn Sơn như là một căn nhà thoáng gió làm bằng vật liệu và kích thước của thiên nhiên, ông trở về Côn Sơn với nỗi hân hoan đầy tự do của một con người trở về nhà mình".

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*) và chú thích (1) và sử dụng kết quả các bài tập 2, 3, 4.

Lời giải chi tiết:

     Lời bình của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã toát lên được chất thiên nhiên của "Bài ca Côn Sơn" và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi thông qua bài thơ. Không chỉ tình yêu thiên nhiên mà ở lời bình của Hoàng Phủ Ngọc Tường ta còn thấy được phẩm chất của một nhà nho lánh xa bụi đời, nhà nho ở ẩn ở Nguyễn Trãi.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí