Giải VBT ngữ văn 7 bài Phò giá về kinh


Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Phò giá về kinh trang 52 VBT ngữ văn 7 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 52 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Đọc kĩ phần phiên âm và bản dịch nghĩa. Sử dụng Bảng tra yếu tố Hán Việt ở cuối SGK Ngữ văn 7, tập hai. Ghi lại những chữ trong bài thơ được đưa vào cột yếu tố Hán Việt và những từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đó mà em chưa từng gặp hoặc chưa hiểu rõ nghĩa.

Phương pháp giải:

Với những từ ngữ lạ và khó, cần hoàn thiện bài tập bằng cách tra từ điển hoặc hỏi phụ huynh, thầy cô giáo để nắm được nghĩa của chúng.

Lời giải chi tiết:

a. Những chữ đã được đưa vào cột Yếu tố Hán Việt: giang.

b. Những từ ngữ lạ và khó (đối với em) chứa các yếu tố trên: tràng giang,...

Câu 2

Câu 2 (trang 53 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Hãy giải thích vì sao có thể nói thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu của chú thích (*) (SGK tr 63) và gợi ý (c) ở Bài tập 2 của bài Sông núi nước Nam trong Vở bài tập.

Lời giải chi tiết:

Thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư là ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật vì:

- Số chữ trong câu: 5 chữ

- Số câu trong bài: 4 câu

- Gieo vần: vần chân, vần lưng

Câu 3

Câu 3 (trang 53 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

Phương pháp giải:

- Hai câu đầu và hai câu sau nói về hai sự việc khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xét về mặt thời gian để phân tích sự khác biệt và mối liên hệ này.

- Chú ý sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và biểu cảm trong hai câu đầu (phân tích sắc thái biểu cảm của các động từ "đoạt", "cầm" và đặc biệt là chữ "Hồ"), giữa yếu tố lập luận và biểu cảm trong hai câu sau.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau khác nhau ở chỗ:

+ Hai câu thơ đầu: nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

+ Hai câu sau: tỏ lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

- Cách biểu cảm của bài thơ không lộ rõ mà thể hiện qua những động từ mạnh (đoạt, cầm).

- Nhận xét cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ: cách nói giản dị, cô đúc đã nói lên không khí sục sôi chiến thắng và khát vọng thái bình của nhân dân ta thời đại nhà Trần.

Câu 4

Câu 4 (trang 53 VBT Ngữ văn 7, tập 1)

Trong bài thơ này em thích câu thơ nào nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Chú ý sự khác nhau về hoàn cảnh ra đời giữa bài thơ này và bài Nam quốc sơn hà, liên hệ với tình hình xây dựng đất nước ta hiện nay.

Lời giải chi tiết:

- Câu thơ: Thái bình tu trí lực

- Lý do: Câu thơ khẳng định phẩm chất cần có của người tài, người anh hùng trong thời kì thái bình, đó là phải tu rèn trí tuệ.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 15 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí