Giải VBT ngữ văn 7 bài Tục ngữ về con người và xã hội>
Giải câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất trang 15 VBT Ngữ văn 7 tập 2.
Câu 1
Câu 1 (trang 15 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Phân tích từng câu tục ngữ trong văn bản theo những nội dung sau:
a) Nghĩa của câu tục ngữ.
b) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.
c) Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ (yêu cầu này chỉ cần thực hiện với một số câu làm mẫu).
Lời giải chi tiết:
Câu |
Nghĩa |
Giá trị kinh nghiệm |
Ứng dụng |
Một mặt người bằng mười mặt của. |
Con người quý hơn tiền bạc. |
Đề cao giá trị của con người. |
Phê phán thói coi trọng của cải hơn con người; Xã hội quan tâm đến quyền con người. |
Cái răng, cái tóc là góc con người. |
Răng với tóc phần nào thể hiện sức khỏe, tính nết con người. |
Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. |
Rèn luyện từ cái nhỏ nhất, chú ý lời nói, cử chỉ,… |
Đói cho sạch, rách cho thơm. |
Dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không được làm điều xấu. |
Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ nhân cách tốt đẹp. |
Giữ mình, tránh xa những cám dỗ, tệ nạn trong xã hội: nghiện hút, bỏ bê học hành, … |
Học ăn, học nói, học gói, học mở. |
Cần phải học cách ăn, nói… đúng chuẩn mực. |
Phải học cách cư xử có văn hóa. Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp. |
Giao tiếp, cư xử đúng mực với thầy cô, cha mẹ, bạn bè. |
Không thầy đố mày làm nên. |
Muốn làm được việc gì cũng cần phải có người hướng dẫn. |
Muốn nên người thành đạt thì cần có người thầy, cô hướng dẫn. Vì vậy, phải ghi nhớ công lao của người thầy. |
Dạy con người sống tôn sư trong đạo, phê phán lối sống bội bạc vô ơn qua cầu rút ván, biết tìm thầy mà học, … |
Học thầy không tày học bạn. |
Đề cao ý nghĩa của việc học hỏi bạn bè nhưng không đề thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh đến một đối tượng khác, phạm vi khác. |
Phải tích cực chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè. |
Học hỏi bạn bè ở lớp và tự học để nâng cao. |
Thương người như thể thương thân. |
Khuyên con người biết yêu thương người khác như chính bản thân mình. |
Đề cao cách ứng xử nhân văn. Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái. |
Biết giúp đỡ mọi người nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
Được hưởng thành quả phải biết ơn, nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. |
Mọi thứ ta có, hưởng thụ là do sức người khác làm ra. Chính vì thế, cần trân trọng, biết ơn người đi trước. |
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. |
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. |
Việc lớn, việc khó không thể một người mà xong được, cần nhiều người hợp sức. |
Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. |
Nhắc nhở về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân, ích kỉ. |
Câu 2
Câu 2 (trang 16 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
So sánh hai câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung hai câu tục ngữ: bổ sung cho nhau.
- Vì: mỗi câu đưa ra một bài học về nguồn học hỏi, học tập của ta trong thực tế.
- Một số cặp câu tục ngữ tương tự:
+ Một nghề thì sống đống nghề thì chết.
+ Bách nghệ tinh nhất thân vinh.
+ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
+ Cái nết đánh chết cái đẹp.
Câu 3
Câu 3 (trang 17 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ:
- Diễn đạt bằng so sánh;
- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ;
- Từ và câu có nhiều nghĩa.
Lời giải chi tiết:
- Diễn đạt bằng so sánh: Một mặt người bằng mười mặt của.
- Diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Từ và câu có nhiều nghĩa: Thương người như thể thương thân.
Câu 2
Câu 4 (trang 18 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong Bài 19 đã học.
Lời giải chi tiết:
|
Đồng nghĩa |
Trái nghĩa |
1 |
Người sống hơn đống vàng |
Của trọng hơn người |
2 |
Trông mặt mà bắt hình dong |
Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ sún |
3 |
Chết trong còn hơn sống đục |
Một miếng khi đói bằng một gói khi no |
4 |
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn |
|
5 |
Sang song phải bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy |
Học thầy không tày học bạn |
6 |
Giàu vì bạn sang vì vợ |
Tin bọ mất bọ, tin bạn mất vợ nằm co ro một mình |
7 |
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ |
Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán |
8 |
Uống nước nhớ nguồn |
Ăn cháo đá bát |
9 |
Kiến tha lâu cũng đầy tổ |
Lắm thầy nhiều ma |
Câu 5
Câu 5 (trang 18 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Những câu tục ngữ sau đây đồng nghĩa với câu tục ngữ nào trong bài học?
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ |
Đồng nghĩa với câu tục ngữ |
Uống nước nhớ nguồn |
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây |
Người sống, đống vàng |
Một mặt người bằng mười mặt của |
Góp gió thành bão, góp cây nên rừng |
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao |
Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn |
Thương người như thể thương than |
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học |
Không thầy đố mày làm nên. Học thầy không tày học bạn |
Giấy rách phải giữ lấy lề |
Đói cho sạch, rách cho thơm |
Trông mặt mà bắt hình dong |
Cái rang, cái tóc là góc con người |
Câu 6
Câu 6 (trang 19 VBT Ngữ văn 7, tập 2)
Tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân. Nhưng có phải tất cả mọi kinh nghiệm được đúc kết, truyền lại trong tục ngữ đều đúng đắn, hoàn hảo hay vẫn cần được bổ sung? Em hãy nêu một ví dụ để chứng minh.
Lời giải chi tiết:
- Các câu tục ngữ vẫn có trường hợp cần bổ sung.
- Ví dụ:
Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Thành ngữ
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Cảnh khuya - Rằm tháng giêng
- Giải VBT ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm